1. ĐẠI CƯƠNG
Là khe hở ở 2 bên mặt, có thể cùng loại hoặc mỗi bên 1 loại, biểu hiện từ nhẹ đến nặng.
2. CHỈ ĐỊNH
Khe hở ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của trẻ
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng của trẻ không phù hợp với phẫu thuật
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
4.2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy; Chụp Xquang sọ mặt; Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
4.3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4.4. Thời gian phẫu thuật
2h-4h
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Nằm ngửa
5.2. Vô cảm
Gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
5.3. Kỹ thuật
Tuỳ theo từng mức độ tổn thương
- Thì 1 (khi trẻ 03 đến 12 tháng tuổi): đóng khe hở phần mềm môi mũi: cắt mép khe hở môi mũi, khâu đóng khe hở trực tiếp hoặc các vạt tại chỗ với các kỹ thuật vạt xoay đẩy hoặc vạt chữ Z. Khâu 03 lớp: lớp niêm mạc và cơ khâu vicryl, lớp da khâu nilon
- Thì 2 (khi trẻ 6 đến 9 tuổi): ghép xương và ghép xương ổ răng: Ghép xương bản ngoài xương sọ hoặc xương mào chậu
- Thì 3 (khi trẻ từ 14 tuổi trở lên): chỉnh nha và khớp cắn
6. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tùy từng giai đoạn phẫu thuật.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h.
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến