BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3429/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM XÂM LẤN”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn”.
Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế
CHỦ BIÊN
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế.
ĐỒNG CHỦ BIÊN
GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi Hội sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam.
GS.TS. Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô Hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.
PGS.TS. Chu Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Hội Hô Hấp Hà Nội.
THAM GIA BIÊN SOẠN:
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai
TS. Huỳnh Văn Ân, Phó Giám đốc Bệnh viện nhân dân Gia Định
PGS.TS. Trần Quang Bính, Bệnh viện Quốc tế City thành phố Hồ Chí Minh
PGS.TS. Trần Thanh Cảng, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
PGS.TS. Lê Tiến Dũng, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
PGS.TS. Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai.
TS. Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy
TS. Đỗ Quốc Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện nhân dân 115
ThS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
BSCKII. Nguyễn Thị Nam Liên, Nguyên Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện TW Huế
TS. Cẩn Tuyết Nga, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
BSCKII. Trần Thị Thanh Nga, Nguyên Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Chợ Rẫy
PGS.TS. Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấp thành phố Hồ Chí Minh
ThS. Trương Lê Vân Ngọc, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
TS. Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng
TS. Phạm Hồng Nhung, Phó Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai
TS. Trương Thiên Phú, Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Chợ Rẫy
PGS.TS. Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Trương Thái Phương, Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai
GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y
ThS. Đỗ Danh Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Việt Đức
PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy
TS. Nguyễn Đăng Tuân, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
TS. Lê Diễm Tuyết, Nguyên Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn, Phụ trách khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
TS. Lê Thượng Vũ, Phó Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy
BSCKII. Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy
BAN THƯ KÝ:
ThS. Hoàng Anh Đức, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội
ThS. Nguyễn Thanh Huyền, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai
ThS Nguyễn Mai Hương, Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Trương Lê Vân Ngọc, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ - Thanh tra - Bảo vệ sức khỏe cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
ThS. Đào Ngọc Phú, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội
ThS. Phạm Thị Lệ Quyên, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Phạm Thế Thạch - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
ThS. Nguyễn Thanh Thuỷ, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiễm nấm xâm lấn trong đó nhiễm nấm máu và nhiễm nấm xâm lấn phổi là một trong các bệnh lý nhiễm trùng có tiên lượng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm nấm xâm lấn thường xảy ra trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như suy giảm miễn dịch, ghép tạng, ung thư máu. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhiễm nấm xâm lấn đang có xu hướng gia tăng trong vòng 20 năm gần đây do sự gia tăng các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhiễm nấm và sự đề kháng của căn nguyên gây bệnh với các thuốc chống nấm hiện có. Về mặt dịch tễ học, nhiễm nấm xâm lấn gồm có nhiễm nấm cơ hội và nhiễm nấm lưu hành. Các căn nguyên hay gặp trong nhiễm nấm xâm lấn là Candida, Aspergillus, Cryptococcus, Talaromyces marneffei và Pneumocystis jirovecii.
Việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng sớm các trường hợp nhiễm nấm xâm lấn giúp cải thiện tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên việc chẩn đoán sớm nhiễm nấm xâm lấn trên lâm sàng còn gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, đòi hỏi phải dựa vào việc đánh giá các yếu tố nguy cơ nhiễm nấm và các kỹ thuật vi sinh, giải phẫu bệnh…
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn” được biên soạn lần đầu tiên vào năm 2021 bởi các chuyên gia của Hội Hô Hấp Việt Nam và Hội Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc Việt Nam đã cung cấp cho các cán bộ y tế những kiến thức cần thiết về chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn trên thực hành lâm sàng. Với mong muốn cập nhật các kiến thức và bằng chứng khoa học trong chẩn đoán và điều trị nấm xâm lấn đồng thời để hoàn thiện khuyến cáo cho phù hợp với quá thực hành lâm sàng tại Việt Nam, cuốn khuyến cáo đã được hoàn thiện với sự tâm huyết và nỗ lực của các chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm về quản lý, lâm sàng, giảng dạy của của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trân trọng cảm ơn sự đóng góp công sức và trí tuệ của lãnh đạo các bệnh viện, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa hô hấp đã tham gia góp ý cho tài liệu này. Trong quá trình biên tập, in ấn tài liệu khó có thể tránh được các sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ quý độc giả đồng nghiệp để tài liệu ngày một hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn!
| CHỦ BIÊN |
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHIỄM NẤM XÂM LẤN
1.1. Đại cương
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh
1.2. Dịch tễ học nhiễm nấm xâm lấn
1.2.1. Dịch tễ học nhiễm nấm xâm lấn trên thế giới
1.2.2. Dịch tễ học nhiễm nấm xâm lấn tại Việt Nam
1.3. Tình trạng kháng thuốc kháng nấm
CHƯƠNG 2. CHẨN ĐOÁN NHIỄM NẤM XÂM LẤN
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm Candida và Aspergillus xâm lấn
2.1.1. Các xét nghiệm chẩn đoán
2.1.2. Yếu tố nguy cơ và biểu hiện lâm sàng nhiễm nấm Candida và Aspergillus xâm lấn
2.1.3. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán nhiễm Candida và Aspergillus xâm lấn
2.2. Chẩn đoán nhiễm nấm Cryptococcus
2.3. Chẩn đoán viêm phổi do Pneumocystis jirovecii
2.4. Chẩn đoán nhiễm nấm Talaromyces marneffei
2.5. Chẩn đoán nhiễm nấm Coccidioides immitis
2.6. Chẩn đoán nhiễm nấm Histoplasma
2.7. Chẩn đoán nhiễm nấm Sporothrix schenckii
2.8. Chẩn đoán nhiễm nấm Blastomyces
CHƯƠNG 3. THUỐC CHỐNG NẤM
3.1. Đặc tính dược lý của thuốc kháng nấm
3.1.1. Dược động học
3.1.2. Dược lực học
3.1.3. Các thông số dược động học/dược lực học (PK/PD) của thuốc kháng nấm và giám sát nồng độ thuốc trong máu
3.2. Dược lý lâm sàng các thuốc kháng nấm
3.2.1. Nhóm polyen
3.2.2. Nhóm azol
3.2.3. Nhóm echinocandin
3.2.4. Nhóm flucytosin
CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM XÂM LẤN
4.1. Nhiễm nấm Candida xâm lấn
4.1.1. Điều trị nhiễm Candida máu đơn độc
4.1.2. Nhiễm nấm Candida xâm lấn cơ quan khác
4.1.3. Nhiễm nấm Candida máu có kèm theo xâm lấn cơ quan khác
4.2. Nhiễm Aspergillus xấm lấn
4.2.1. Điều trị nhiễm Aspergillus phổi (IPA)
4.2.2. Điều trị nhiễm Aspergillus ngoài phổi
4.2.3. Một số lưu ý trong điều trị nhiễm nấm Aspergillus
4.3. Nhiễm nấm Cryptococcus
4.3.1. Nhiễm nấm Cryptococcus ở người HIV (-)
4.3.2. Nhiễm nấm Cryptococcus ở người HIV (+)
4.4. Viêm phổi do Pneumocystic Jirovecii
4.5. Nhiễm nấm Talaromyces Marneffei
4.6. Nhiễm nấm khác
4.6.1. Nhiễm nấm Coccidioides immitis phổi
4.6.2. Nhiễm nấm Histoplasma phổi
4.6.3. Nhiễm nấm Sporothrix schenckii phổi
4.6.4. Nhiễm nấm Blastomyces phổi
4.7. Nhiễm một số loài nấm hiếm gặp khác
CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP KHÁC DỰ PHÒNG NHIỄM NẤM XÂM LẤN
5.1. Bệnh nhân ngoại trú
5.2. Bệnh nhân nội trú
5.2.1. Cách ly bệnh nhân
5.2.2. Các yêu cầu của phòng cách ly
5.2.3. Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng
Phụ lục 1: Liều dùng các thuốc chống nấm
Phụ lục 2: Hướng dẫn pha truyền các thuốc chống nấm
Phụ lục 3: Hướng dẫn dự phòng phản ứng dị ứng do tiêm truyền Amphotericin B phức hợp lipid hoặc Amphotericin B quy ước
Phụ lục 4: Tương tác cần lưu ý của các thuốc nhóm Azol
Phụ lục 5: Điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS | Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) |
AUC | Area Under the Curve (Diện tích dưới đường cong) |
BCTT | Bạch cầu trung tính |
BHI | Brain Heart Infusion |
CF | Complement Fixation (Cố định bổ thể) |
COPD | Chronic Obstructive Pulmonary Disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) |
CT | Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính) |
DPD | Dihydropyrimidine Dehydrogenase |
EORTC | The European Organization for Research and Treatment of Cancer (Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu) |
FDA | Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm) |
GOLD | Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) |
HIV | Human Immunodeficiency Virus (Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người) |
HSTC | Hồi sức tích cực |
IA | Invasive Aspergillus (Aspergillus xâm lấn) |
IC | Invasive Candida (Candida xâm lấn) |
ID | Immunodiffusion (Miễn dịch khuếch đại) |
LFD | Lateral Flow Device |
MIC | Minimum Inhibitory Concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu) |
MRI | Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ) |
MSG | Mycoses Study Group (Nhóm nghiên cứu nấm) |
NADPH | Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate |
NPV | Negative Predictive Value (Gía trị dự đoán âm tính) |
PAS | Periodic Acid Schiff |
PCR | Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại chuổi) |
PDA | Potato Destrose Agar |
PET | Positron Emission Tomography (Chụp cắt lớp phát xạ positron) |
PPV | Positive Predictive Value (Giá trị dự đoán dương tính) |
RNA | Ribonucleic acid |
SDA | Sabouraud Dextrose Agar |
TNF - a | Tumor Necrosis Factors - alpha (Yếu tố hoại tử khối u alpha) |
TB | Tế bào |
TKTU | Thần kinh trung ương |
TM | Tĩnh mạch |
XN | Xét nghiệm |
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến