Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật tạo hình các khuyết phần mềm phức tạp cẳng tay bằng vạt lân cận

1. ĐỊNH NGHĨA

Sử dụng các phương pháp chuyển vạt da lân cận (cánh tay, cẳng tay...) che phủ các khuyết hổng phần mềm phức tạp vùng cẳng tay.

2. CHỈ ĐỊNH

Khuyết hổng phần mềm cẳng tay phức tạp: viêm nhiễm, lộ các cấu trúc quan trọng phía dưới (mạch máu, gân, xương, khớp, thần kinh...) mà không thể dùng phương pháp ghép da hay các vạt tại chỗ được.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.
- Vùng da lân cận cũng có tổn thương trước đó nên không thể cung cấp chất liệu tạo hình.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03 (01 PTV chính, 02 PTV phụ), bác sĩ vi phẫu thuật
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01

4.2. Người bệnh

- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm tim (vì phải dùng thuốc giãn mạch), Xquang cẳng tay.
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy hình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.

4.3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
- Bộ dụng cụ phẫu thuật vi phẫu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Kính lúp
- Dao lấy da chuyên dụng (cầm tay hoặc máy)
- Máy cán da
- Gạc mỡ, băng chun, bông rối, ghim cặp da (stapler)
- Chỉ phẫu thuật: Trung bình 10 sợi chỉ tiêu và không tiêu
- Clip mạch máu (6 phong, 30 chiếc), hay chỉ silk 3.0, 4.0

4.4. Thời gian phẫu thuật

4 - 6 giờ

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa.

5.2. Vô cảm

Gây mê NKQ hoặc gây tê đám rối TK cánh tay

5.3. Cách thức mổ

- Sát trùng, trải săng
- Đánh rửa sạch vết thương, giả mạc
- Cắt lọc tổ chức hoại tử, dập nát, thiểu dưỡng
- Xác định kích thước khuyết phần mềm phức tạp cần che phủ (lộ gân, xương, khớp, mạch máu, thần kinh...)
- Thiết kế vạt lân cận (cánh tay, cẳng tay...) cho vừa kích thước tổn khuyết đã xác định
- Phẫu tích vạt, bảo vệ cuống mạch nuôi của vạt, có thể sử dụng kính lúp nếu cuống mạch quá nhỏ
- Phẫu tích tạo đường hầm hoặc đường rạch da để cuống mạch của vạt nằm
- Chuyển vạt đến che phủ khuyết phần mềm, yêu cầu không được để cuống mạch của vạt bị căng, bị chèn ép, tụ máu
- Đóng nơi lấy vạt tại chỗ trực tiếp hoặc ghép da

6. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG

6.1. Theo dõi

Màu sắc vạt, hồi lưu mao mạch, độ ẩm của vạt da, sưởi đèn, kê cao tay. Thay băng, Cắt gối gạc sau 5-7 ngày.

6.2. Biến chứng và chăm sóc

- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép có trọng điểm nơi chảy máu hay mổ lại cầm máu.
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Hoại tử vạt da: thay băng và dùng kháng sinh, cắt lọc hoại tử.
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...