1. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt lọc, làm sạch, xử lý khâu vết thương vùng da đầu mang tóc do các nguyên nhân tai nạn khác nhau.
2. CHỈ ĐỊNH
Vết thương da đầu có thể đóng trực tiếp
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
- Da đầu khuyết rộng, đứt rời
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa hệ ngoại; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 BS gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
4.2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
4.3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4.4. Thời gian phẫu thuật
0,5h - 1h
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Tùy theo vị trí khuyết da người bệnh nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
5.2. Vô cảm
Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
5.3. Kỹ thuật
- Đánh giá vết thương, các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Khâu đóng vết thương theo từng lớp: cân galia, dưới da, da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh
6. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử mép da một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến