Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Cắt dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ

1. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ khối dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ

2. CHỈ ĐỊNH

Dị dạng tĩnh mạch vùng đầu cổ mặt ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01

4.2. Người bệnh

- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.

4.3. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Kính lúp, kính vi phẫu
- Clip mạch máu
- Thuốc gây xơ
- Gạc mỡ, băng chun

4.4. Thời gian phẫu thuật

4-10 giờ

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Tư thế 

Tuỳ theo tổn thương (nằm ngửa, nghiêng, hoặc sấp)

5.2. Vô cảm

- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản trong trường hợp u to hoặc trẻ em
- Mở khí quản nếu u to gây chèn ép đường thở, không đặt được nội khí quản

5.3. Kỹ thuật

- Sát trùng, trải toan
- Xác định đường rạch da, niêm mạc để tiếp cận khối di dạng mạch
- Gây tê
- Rạch da, niêm mạc
- Bộc lộ khối u
- Dùng clip mạch máu hoặc chỉ kiểm soát các nguồn chảy máu quanh u tránh mất máu
- Cắt u toàn bộ u hoặc 1 phần tuỳ theo từng trường hợp thương tổn cụ thể (kích thước, mức độ khu trú)
- Có thể phối hợp các phương pháp khác nhằm giảm sự phát triển của khối u máu (gây xơ)
- Bơm rửa
- Cầm máu kỹ
- Dẫn lưu vết mổ (nếu cần)
- Đóng vết thương trực tiếp hoặc ghép da hoặc dùng vạt da che phủ
- Băng chun

6. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

6.1. Theo dõi

Dẫn lưu rút sau 2 ngày

6.2. Biến chứng

- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh, thay băng tại chỗ
- Tắc mạch nơi khác do chất nút mạch di chuyển
- Hoại tử da trên khối u máu gây loét, chảy máu: Do u máu quá nông trên da
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...