Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Danh sách Hướng dẫn quy trình kỹ thuật

Displaying 1 - 25 of 1374
Quyết định số 2017/QĐ-BYT ngày 09/06/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Di truyền - Sinh học phân tử
# Mã Tiêu đề Nội dung
3879 Nhuộm hóa học tế bào (Cyto Chemical Stain) 1. NGUYÊN LÝ

Hóa học tế bào là phương pháp khảo sát một số thành phần có chứa trong bào tương của tế bào, dưới kính hiển vi quang học sau khi làm hiện màu bằng các thuốc nhuộm hoặc các cơ chất thích hợp.

3882 Nhuộm hóa mô miễn dịch mảnh sinh thiết tủy xương (Immunohisto Chemical stain on bone marrow biopsy) 1. NGUYÊN LÝ

Nhuộm hóa mô miễn dịch mảnh sinh thiết tủy xương là phương pháp nhuộm sử dụng các kháng thể đã biết để xác định kháng nguyên có trong tổ chức tủy xương. Đây là kỹ thuật kết hợp phản ứng miễn dịch và hóa chất để làm hiện rõ các kháng nguyên hiện diện trong tế bào (bào tương, màng tế…

3884 Nhuộm sợi liên võng trong mô tủy xương (Phương pháp Gomori) (Gomori’s trichrome stain on bone marrow biopsy) 1. NGUYÊN LÝ

Nhuộm sợi liên võng trong mô tủy xương là phương pháp nhuộm nhằm phát hiện các sợi liên võng dựa trên việc sử dụng một muối Bạc không bền vững (thường là Nitrat bạc ammoniac) và một chất khử thông dụng là fomaldehyt, chất khử sẽ khử muối bạc thành bạc (Ag) loại có màu đen lắng đọng…

3883 Nhuộm sợi xơ trong mô tủy xương (Phương pháp sợi Collagen Van Gieson) (Van Gieson’s stain on bone marrow biopsy) 1. NGUYÊN LÝ

Nhuộm sợi collagen là phương pháp kết hợp ba màu gồm: một chất nhuộm nhân Hematoxylinferric, một chất nhuộm bào tương bằng Picro Fuchsin và một màu trọng lực của collagen là Solution Van Gieson.

2. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp bệnh lý có tăng sinh xơ trong tủy xương ( hội chứng tăng…

3880 Tìm ấu trùng giun chỉ (Phương pháp thủ công) (Filariasis’s larva Test by manual method) 1. NGUYÊN LÝ

- Ấu trùng giun chỉ được truyền từ người này sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành giun chỉ trưởng thành trong hệ bạch huyết, cản trở tuần hoàn bạch huyết, gây phù chân voi.
- Giun chỉ đẻ ra ấu trùng, ấu trùng chui qua ống bạch huyết vào máu.
- Ấu trùng lưu hành…

3914 Tìm hồng cầu có chấm ưa base (Basophillic stippling Test) 1. NGUYÊN LÝ

Trong bệnh Thalassemia, thiếu máu do rượu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, nhiễm độc chì hoặc arsenic có sự ngưng tập của ribosome mịn, bắt màu xanh thẫm hoặc tím, kích thước không đều trong hồng cầu trên tiêu bản nhuộm giêmsa.

2. CHỈ ĐỊNH

- Nghi ngờ bệnh Thalassemia; …

3881 Tìm ký sinh trùng sốt rét (Phương pháp thủ công) (Malaria parasite Test by manual method) 1. ĐẠI CƯƠNG

- Kí sinh trùng sốt rét (KSTSR) kí sinh ở người, vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles.
- KSTSR xuất hiện nhiều nhất ở máu ngoại vi, khi người bệnh bắt đầu lên cơn sốt hay trong khi đang sốt.
- Máu được lấy để tìm KSTSR từ tĩnh mạch, chống đông bằng EDTA hoặc lấy…

3913 Tìm mảnh vỡ hồng cầu (Red cell fragment Test) 1. NGUYÊN LÝ

Do hồng cầu vỡ trong cục máu đông (trong các bệnh có đông máu rải rác trong lòng mạch-DIC), mạch máu bị tổn thương, qua van tim nhân tạo, bệnh lý vi mạch, bỏng nặng, sau ghép thận, viêm cầu thận... Vì vậy, tìm mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản nhuộm Giemsa góp phần chẩn đoán bệnh.

2…
3911 Xét nghiệm hồng cầu lưới (Bằng kỹ thuật nhuộm xanh sáng Cresyl) (ReticuloCyte count by Cresyl’s stain) 1. NGUYÊN LÝ

Hồng cầu lưới là giai đoạn trung gian giữa hồng cầu có nhân và hồng cầu trưởng thành. Hình ảnh mạng lưới là tàn dư của ARN riboxom được bắt màu bởi thuốc nhuộm đặc biệt xanh cresyl.

2. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp thiếu máu và đang điều trị bệnh máu.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có…

3912 Xét nghiệm hồng cầu lưới (bằng máy đếm tế bào tự động) (ReticuloCyte automatic count) 1. NGUYÊN LÝ

Hồng cầu lưới là giai đoạn trung gian giữa hồng cầu có nhân và hồng cầu trưởng thành. Hình ảnh mạng lưới là tàn dư của ARN riboxom được bắt màu bởi thuốc nhuộm fluoroChromes.

2. CHỈ ĐỊNH

- Xét nghiệm cơ bản.
- Các trường hợp thiếu máu và đang điều trị bệnh máu.

3. CHỐNG…
3888 Xét nghiệm tế bào nước tiểu (Bằng máy tự động) (Urine cells Test by automatic analyzer) 1. NGUYÊN LÝ

Xét nghiệm tế bào nước tiểu bằng máy tự động là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại thể hiện sự tiến bộ khoa học và đồng bộ kỹ thuật chuyên môn. Mẫu nước tiểu sẽ được phân tích hoàn toàn nhờ khả năng hút mẫu - chụp ảnh và phân tích tế bào hoàn toàn tự động, dựa vào ngân hàng dữ liệu được…

3887 Xét nghiệm tế bào nước tiếu (phương pháp thủ công) (Urine cells test by manual method) 1. NGUYÊN LÝ

Bình thường nước tiểu chỉ có một số tế bào biểu mô và cặn theo biểu hiện sinh lý của cơ thể. Khi có dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiết niệu sẽ có biểu hiện có nhiều tế bào hoặc tinh thể trong nước tiểu. Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu theo phương pháp thủ công là xác định định tính các tế…

3886 Xét nghiệm tế bào trong các loại dịch (phương pháp thủ công) (others fluid Test by manual method) 1. NGUYÊN LÝ

Các loại dịch thường gặp gồm: Dịch màng tim, dịch màng phổi, dịch màng bụng và dịch khớp.
Xét nghiệm tế bào trong các dịch là xác định về sự có mặt, tỷ lệ và phân tích hình thái các tế bào có trong dịch nhằm hỗ trợ công tác chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.

2. CHỈ ĐỊNH

3885 Xét nghiệm tế bào trong dịch não tủy (phương pháp thủ công) (Cerebrospinal fluid Test by manual method) 1. NGUYÊN LÝ

Bình thường dịch não tủy trong suốt, có ít tế bào. Xét nghiệm tế bào trong dịch não tủy là xác định số lượng và thành phần tế bào có trong dịch này. Đây là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.

2. CHỈ ĐỊNH

- Nghi ngờ viêm màng não tủy.…

Quyết định số 3983/QĐ-BYT ngày 03/10/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch
# Mã Tiêu đề Nội dung
1593 Bít lỗ thông liên nhĩ 1. ĐẠI CƯƠNG

Thông liên nhĩ (TLN) là một bệnh tim bẩm sinh khá thường gặp và trong số các thể, TLN lỗ thứ phát lại thường gặp nhất. Việc điều trị có nhiều tiến bộ, trong đó việc bít lỗ thông liên nhĩ cho các người bệnh bị TLN kiểu lỗ thông thứ phát, là một tiến bộ quan trọng, cho phép điều trị…

1598 Bít lỗ thông liên thất 1. ĐẠI CƯƠNG

Thông liên thất là bệnh lý tim bẩm sinh khá thường gặp, chiếm khoảng 20% các bệnh tim bẩm sinh. Biến chứng về lâu dài của bệnh bao gồm: viêm nội tâm mạc, tăng áp động mạch phổi, suy tim phải, suy tim toàn bộ. Kỹ thuật đóng lỗ thông liên thất bằng dụng cụ giúp sửa chữa khiếm khuyết…

1592 Bít lỗ thông ống động mạch 1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh còn ống động mạch (CÔĐM) là một trong các bệnh tim bẩm sinh hay gặp với tỷ lệ xấp xỉ 1:5000 đến 1:2000 trẻ sơ sinh. Diễn biến tự nhiên của bệnh tùy thuộc vào kích thước của ống động mạch (ÔĐM), nó có thể diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng nhưng cũng có thể gây ra…

1594 Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ phòng ngừa biến cố tắc mạch ở người bệnh rung nhĩ 1. ĐẠI CƯƠNG

Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ (LAA Occlusion) là một biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong buồng tim làm giảm tỷ lệ đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ. Trong rung nhĩ, 90% các trường hợp cục máu đông hình thành đầu tiên trong tiểu nhĩ trái.
Trong quá trình…

1587 Can thiệp động mạch thận 1. ĐẠI CƯƠNG

Hẹp động mạch thận có thể gây tăng huyết áp và/ hoặc gây ra suy thận dẫn đến suy tim và bệnh não do tăng huyết áp. Can thiệp động mạch thận là quá trình nong bóng và đặt stent làm khôi phục đường kính động mạch thận, giúp cho động mạch thận trở lại chức năng sinh lý bình thường.

1601 Khoan các tổn thương vôi hóa ở động mạch 1. ĐẠI CƯƠNG

Khoan phá mảng xơ vữa (Rotational Atherectomy) bằng mũi khoan xoay tròn tốc độ rất cao là kỹ thuật được tiến hành nhằm mục đích tái cấu trúc (thông thoáng lòng mạch) và loại bỏ những mảng xơ vữa vôi hóa trong lòng mạch, giúp việc nong bóng mạch vành và đặt stent thuận lợi hơn.

1595 Nong hẹp eo động mạch chủ + đặt stent 1. ĐẠI CƯƠNG

Can thiệp hẹp eo động mạch chủ qua đường ống thông được tiến hành lần đầu tiên năm1982. Từ đó, phương pháp này đã được áp dụng ngày càng rộng rãi do ưu điểm ít xâm lấn, tỷ lệ thành công cao, an toàn, nhất là với trẻ nhỏ.

1605 Nong hẹp van hai lá bằng bóng inoue 1. ĐẠI CƯƠNG

Nong van bằng bóng qua da là kỹ thuật đưa ống thông đầu có bóng vào nhĩ trái qua chỗ chọc vách liên nhĩ rồi lái xuống thất trái và đi qua van hai lá, sau đó bóng sẽ được bơm lên theo cỡ tăng dần để làm nở phần eo của bóng gây tách hai mép van. Nong van hai lá có tỷ lệ thành công cao…

1602 Nong màng ngoài tim bằng bóng trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim mạn tính 1. ĐẠI CƯƠNG

Tràn dịch màng ngoài tim tái phát do các bệnh ác tính hoặc đôi khi không rõ căn nguyên làm người bệnh phải tái nhập viện nhiều lần, thời gian nằm viện dẫn lưu dịch kéo dài, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh trong bệnh cảnh ép tim nếu không được dẫn lưu kịp thời, trước đây…

1606 Nong và đặt sten động mạch vành 1. ĐẠI CƯƠNG

Can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da được hiểu là qua ống thông, luồn dây dẫn (guidewire) qua tổn thương (hẹp, tắc), rồi đưa bóng và/hoặc stent lên để nong rộng chỗ hẹp/tắc và đặt stent để lưu thông lòng mạch. Can thiệp ĐMV đôi khi cũng đi kèm các thủ thuật đặc biệt khác như hút…

1603 Nong van động mạch chủ 1. ĐẠI CƯƠNG

Nong van động mạch chủ (ĐMC) bằng bóng qua da thường được thực hiện qua đường động mạch đùi, đưa bóng qua lỗ van động mạch chủ, bơm bóng nhiều lần để tách các mép van làm rộng diện tích lỗ van.