1. ĐẠI CƯƠNG
- Phục hình cố định toàn hàm trên implant lài một loại phục hình cố định lưu giữ bằng ốc vít hoặc bằng xê-măng trên các Implant nha khoa,
- Phần khung sườn phục hình có thể được chế tác bằng phương pháp đúc hoặc sử dụng công nghệ CAD/CAM.
- Công nghệ CAD/CAM cho phép tạo rà khung sườn phục hình có độ chính xác và độ bền cao.
2. CHỈ ĐỊNH
- Mất răng toàn bộ đã được cấy các trụ Implant.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tình trạng trụ Implant tích hợp xương chưa đủ.
- Viêm quanh Implant
- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
- Điều dưỡng nha khoa
4.2. Phương tiện
4.2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Bộ khám: Khay khám, gương, kẹp gắp, thám châm, cây đặt vật liệu trám.
- Bộ dụng cụ phục hình trên implant.
4.2.2. Vật liệu
- Vật liệu lấy dấu cao su.
- Composite đặc/ lỏng.
- Thân trụ phục hình multi-unit abutment.
- Trụ lấy dấu multi-unit abutment khay hở.
4.3. Người bệnh
- Được giải thích và đồng ý điều trị.
- Người bệnh đá được cấy các trụ Implant và đã tích hợp xương.
4.4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.
- Phim X-quang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
5.2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tình trạng tại chỗ.
5.3. Thực hiện kỹ thuật phục hình cố định toàn hàm bắt vít trên implant - sử dụng công nghệ CAD/CAM
5.3.1. Lần hẹn 1
- Lấy dấu sơ khởi
- Chuyển labo thực hiện khay lấy dấu cá nhân.
5.3.2. Lần hẹn 2
- Thử khay lấy dấu cá nhân trên miệng bệnh nhân;
- Lấy dấu sau cùng bằng kỹ thuật lấy dấu multi-unit abutment khay mở
- Chuyển labo thực hiện nền tạm-gối sáp.
5.3.3. Lần hẹn 3
- Thử nền tạm-gối sáp trên miệng bệnh nhân, xác định: Mặt phẳng thẩm mỹ, Mặt phẳng nhai, Kích thước dọc, Đường cười, Vị trí răng nanh, Đường giữa…
- Ghi dấu tương quan 2 hàm.
- Chuyển labo thực hiện việc lên răng.
5.3.4. Lần hẹn 4
- Thử răng trên miệng người bệnh và chỉnh sửa nếu cần.
- Chuyển labo thực hiện chế tác khung sườn bằng kỹ thuật CAD/CAM. Khung sườn có thể dùng để đắp răng sứ trực tiếp hoặc dùng để gắn răng sứ (hoặc composite/ nhựa Acrylic) bằng xê-măng.
5.3.5. Lần hẹn 5
- Thử và kiểm tra độ khít sát khung sườn trên implant trong miệng bệnh nhân.
- Chuyển labo thực hiện đắp răng sứ (hoặc composite/ nhựa Acrylic) trên khung sườn hoặc chế tác các răng sứ (hoặc composite/ nhựa Acrylic) riêng biệt.
5.3.6. Lần hẹn 6
- Thử răng - khung sườn
- Chuyển labo thực hiện hoàn tất các răng sứ (hoặc composite/ nhựa Acrylic).
5.3.7. Lần hẹn 7
- Tháo trụ hướng dẫn lành thương trên multi-unit abutment.
- Kiểm tra lực vặn trên các multi-unit abutment.
- Cố định phục hình vào các multi-unit abutment bằng vít.
- Bít các lổ mở vít bằng gòn và composite.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng và bảo trì hàm giả.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
6.2. Sau khi điều trị
- Viêm quanh niêm mạc và viêm quanh Implant: điều trị viêm.
- Gãy Implant và hệ thống kết nối: Xử trí từng trường hợp cụ thể.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến