1. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật chụp bảo vệ tủy răng bằng vật liệu sinh học.
- Vật liệu sinh học được dùng trong điều trị, bổ sung, thay đổi hoặc thay thế một phần mô của cơ thể.
2. CHỈ ĐỊNH
- Răng viêm tủy có hồi phục.
- Răng sâu ngà sâu có nhạy cảm ngà.
- Răng bị hở tủy nhỏ dưới 1mm trong khi sửa soạn xoang hàn.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng có hở tủy với biểu hiện viêm tủy không hồi phục.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt
- Trợ thủ.
4.2. Phương tiện
4.2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm
- Phương tiện cách ly cô lập răng.
- Bộ dụng cụ hàn răng.
4.2.2. Thuốc
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu sinh học
- Vật liệu hàn phục hồi thân răng.
4.3. Người bệnh
- Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.
4.4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
5.2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
5.3. Thực hiện kỹ thuật
- Sửa soạn xoang hàn:
+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.
+ Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.
+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
+ Làm khô xoang hàn.
- Đặt vật liệu sinh học:
+ Dùng que hàn lấy vật liệu sinh học và đặt phủ kín đáy xoang hàn.
+ Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt vật liệu sinh học.
- Hàn phục hồi xoang hàn:
+ Dùng vật liệu thích hợp như Composite, G1C,... phục hồi phần còn lại của xoang hàn.
+ Kiểm tra khớp cắn.
+ Hoàn thiện phần phục hồi.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Trong quá trình điều trị
- Chảy máu tủy: Cầm máu với viên bông vô trùng, nếu không cầm máu được thì xem xét lấy tủy buồng hoặc lấy tủy toàn bộ.
6.2. Sau quá trình điều trị
- Viêm tủy không hồi phục: Lấy tủy toàn bộ.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến