Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật nối gân gấp

1. ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật nối gân gấp là phẫu thuật nối lại gân gấp nhằm phục hồi lại chức năng của bàn tay.

2. CHỈ ĐỊNH

Đứt gân gấp

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài

4.2. Người bệnh

- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh

4.3. Phương tiện

- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu 
- Bộ nẹp vis hoặc đinh cố định xương
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Khoan xương, chỉ thép (để luồn gân qua các ròng rọc)

4.4. Thời gian phẫu thuật 

2-3 giờ

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Vô cảm

Tê đám rối cánh tay

5.2. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật

5.3. Cách thức mổ

- Rạch da mở rộng vết thương theo các nếp tấp tự nhiên của bàn tay 
- Bộc lộ tổn thương, cầm máu
- Phẫu tích tìm 2 đầu gân bị đứt, găm kim giữ cố định các đầu gân
- Nếu có kết hợp gãy xương hoặc tổn thương khớp tiến hành KHX, xử lý vết thương khớp
- Nối gân gấp theo các phương pháp Kessler, Tajima... bằng chỉ Prolen 4/0, 5.0 
- Khâu bao gân
- Đóng da
- Nẹp bột

6. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG

- Do gây mê hồi sức 
- Đứt gân lại, hoại tử gân 
- Hoại tử ngón tay 
- Biến dạng ngón tay 
- Nhiễm trùng