1. ĐỊNH NGHĨA
Gỡ dính thần kinh là phẫu thuật nhằm giải ép, giải phóng thần kinh khỏi xơ dính với tổ chức xung quanh
2. CHỈ ĐỊNH
Thần kinh ngoại biện bị xơ dính tổ chức xung quanh gây chèn ép thần kinh có biểu hiện lâm sàng do chấn thương, vết thương hoặc do nguyên nhân khác.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân không thể phẫu thuật
- Tổn thương thần kinh:
+ Thần kinh vận động >12 tháng
+ Thần kinh cảm giác: bất cứ thời điểm nào.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên (PTV) phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý.
4.2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu
- Chụp Xquang bàn tay, vùng tổn thương
- Điện chẩn thần kinh cơ
- Siêu âm vùng tổn thương xác định vị trí thần kinh
- Chụp MRI đánh giá vị trí, mức độ tổn thương thần kinh
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
4.3. Phương tiện
- Thuốc gây mê
- Chỉ dự kiến: Tự tiêu 10 sợi, không tiêu 6 sợi, chỉ vi phẫu 10/0, 9/0
- Băng gạc, thuốc sát trùng
- Clip mạch máu
- Siêu âm Doppler
- Bút thử thần kinh
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay
- Dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp, kính hiển vi
- Máy garo hơi
4.4. Thời gian phẫu thuật
3- 5 giờ
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Vô cảm
Gây mê nội khí quản
5.2. Tư thế
Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
5.3. Cách thức mổ
- Rạch da tương ứng với vùng tổn thương, sao cho có thể bộc lộ tốt nhất vùng thần kinh bị sơ hóa
- Phẫu tích tổ chức xác định phần thần kinh bị chèn ép, phần thần kinh lành
- Siêu âm Doppler xác định tình trạng mạch máu đi kèm
- Phẫu tích, giải phóng thần kinh bị dính chèn ép, sử dụng kính hiển vi hoặc kính lúp trong quá trình phẫu thuật. Chú ý phẫu tích cần tránh gây tổn thương thêm phần thần kinh lành và các tổ chức mạch máu thần kinh khác đi kèm
- Cầm máu kĩ trong quá trình mổ
- Bảo tồn tối đa sự nguyên vẹn của thần kinh. Sau khi giải phóng thần kinh cần xác định phần thần kinh còn lành, phần thần kinh nào đã bị thoái hóa bằng bút thử thần kinh.
- Đóng vết mổ nơi lấy thần kinh hiển, băng ép sau mổ
- Cầm máu kĩ, đóng vết mổ sau khi lấy thần kinh
- Đặt lam dẫn lưu
- Nẹp bột tư thế cơ năng tránh gây căng thần kinh
6. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Trong quá trình gây mê hồi sức
- Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh, nạo viêm
- Chảy máu: Cầm máu kĩ khi mổ, băng ép, nếu thiếu máu phải truyền máu
- Tổn thương thần kinh trong quá trình phẫu thuật
- Tổn thương các mạch máu lớn đi kèm
- Phục hồi vận động, cảm giác kém sau mổ
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến