Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Định lượng đồng niệu

1. NGUYÊN LÝ

- Định lượng đồng niệu theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò điện.
- Nguyên lý: Một lượng nhỏ mẫu được hóa hơi và nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao trong ống graphit. Các nguyên tử đồng tự do sinh ra trong ống graphit hấp thụ tia sáng đơn sắc từ đèn catod (cathode) rỗng tạo thành phổ hấp thụ nguyên tử và được xác định bởi bộ phận phát hiện (detector) nhân quang điện.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Người thực hiện

Nhân viên thực hiện xét nghiệm có trình độ phù hợp

2.2. Phương tiện, hóa chất

2.2.1. Phương tiện

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò điện
- Máy ly tâm

2.2.2. Hóa chất

- Dung dịch chuẩn Cu 1g/L – Merck
- QC 2 mức
- Axit nitric đặc 65% Suprapure - Merck
- Triton X-100 - Sigma-Alldrich T9284
- Chất chống bọt Antifoam B - Sigma A6707
- Khí Argon có độ tinh khiết cao
- Nước khử ion

2.3. Người bệnh 

Người bệnh và người nhà cần được giải thích về mục đích của việc lấy nước tiểu 24h, cách thức lấy nước tiểu 24h để làm xét nghiệm định lượng Cu niệu.

2.4. Phiếu xét nghiệm

- Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
- Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
- Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

3.1. Lấy bệnh phẩm

- Nước tiểu 24h không cần chất bảo quản
- Lượng mẫu cần 600 µl mẫu nước tiểu cho mỗi phép đo ( ít hơn cũng có thể định lượng bằng cách pha loãng mẫu)
- Lưu ý: dụng cụ chứa mẫu BP không được phép nhiễm Cu.
(Khuyến cáo: Các dụng cụ được rửa bằng acid có thể sử dụng chứa BP và yêu cầu này phải được tuân thủ).

3.2. Tiến hành kỹ thuật

- Chuẩn bị hóa chất
+ Axit HNO3 6,5%: Pha chuẩn
Cho khoảng 60 mL nước khử ion vào bình định mức 100 mL, thêm 10 mL axit HNO3 đặc 65% vào, thêm nước khử ion định mức tới vạch 100mL, đậy nắp và lắc kỹ.
+ Dung dịch pha loãng mẫu nước tiểu
( 0,5% HNO3; 2% Triton X-100; 0,1% Antifoam B trong nước khử ion)
Ủ lọ Triton X-100 trong buồng ủ 37 C trước khi dùng (để giảm độ nhớt khi lấy bằng pipet).
+ Dung dịch rửa ( 0.01% HNO3 và 0.002% Triton X-100)
+ Chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc Xử lý mẫu

Dung dịch

Ống Blank

Ống Chuẩn

Ống QC

Ống BP

Dung dịch pha loãng mẫu nước tiểu

300 µL

300 µL

300 µL

300 µL

Nước khử ion

300 µL

 

 

 

Dung dịch chuẩn

 

300 µL

 

 

Dung dịch QC

 

 

300 µL

 

Bệnh phẩm

 

 

 

300 µL

Mẫu sau khi xử lý đưa vào phân tích trên máy theo quy trình vận hành máy.

4. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Giá trị bình thường:

 

µmol/24h

µg/24h

Người lớn

0.16- 0.95

10- 60

Bệnh Wilson

> 1.57

> 100 (0.1 mg/24h)

Nước tiểu ngẫu nhiên

 

2- 80 µg/L

5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ

Thu thập không đủ lượng nước tiểu 24h. Cần thu thập lại.