1. ĐỊNH NGHĨA
Là khối u của tuyến nước bọt dưới hàm.
2. NGUYÊN NHÂN
Chưa rõ ràng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
a. Toàn thân
Chỉ có biểu hiện toàn thân rõ rệt khi u bội nhiễm.
b. Tại chỗ
- Cơ năng
+ Thường không đau hoặc đau ít.
+ Khi u to gây khó ăn uống, nuốt, nói….
- Thực thể
+ Khám thấy khối sưng vùng tuyến dưới hàm ranh giới rõ, mật độ chắc, di động cùng với tuyến, da trên u bình thường nếu không bội nhiễm
+ Trong miệng có thể sờ thấy u ở sàn miệng.
3.1.2. Cận lâm sàng
- X quang: có bơm thuốc cản quang ống tuyến thấy hình ảnh bàn tay ôm bong trên phim mặt thẳng.
- CT-Scanner: thấy rõ ranh giới, kích thước, mật độ u nằm trong tuyến.
- Giải phẫu bệnh lý: sinh thiết có giá trị hơn chọc hút.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Hạch viêm dưới hàm: ranh giới phân biệt với tuyến.
- Viêm tuyến mạn tính: tuyến phì đại và xơ hóa.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
Cắt toàn bộ u và tuyến dưới hàm tương ứng.
4.2. Điều trị cụ thể
Phẫu thuật cắt toàn bộ u và tuyến đường ngoài miệng
- Vô cảm.
- Rạch da vùng dưới hàm.
- Bóc tách bộc lộ u và tuyến.
- Cắt toàn bộ u và tuyến dưới hàm tương ứng.
- Kiểm soát vùng phẫu thuật.
- Đặt dẫn lưu kín.
- Khâu phục hồi.
- Kháng sinh.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tiên lượng
- U tuyến dưới hàm thường lành tính nên phẫu thuật triệt để đem lại kết quả điều trị tốt.
- Ít tái phát và chuyển dạng ác tính.
5.2. Biến chứng
- U bội nhiễm có thể gây đau sốt ảnh hưởng chức năng ăn uống nói….
- Các biến chứng của phẫu thuật cắt u và tuyến dưới hàm: tê lưỡi…..
6. PHÒNG BỆNH
Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến