1. ĐỊNH NGHĨA
Nang khe mang được hình thành do sự vùi kẹt của biểu mô. Nang thường nằm ở vùng cổ bên sát bờ trước cơ ức đòn chũm.
2. NGUYÊN NHÂN
Là nang phát triển ở vùng cổ bên, được tạo nên bởi sự vùi kẹt của biểu mô khe mang trong thời kỳ bào thai.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
- Có khối phồng ở vùng cổ bên, kích thước thường từ 1-10cm.
- Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, di động.
- Nang thường phát triển chậm.
3.1.2. Cận lâm sàng
X quang(MRI): Khối cản quang vùng cổ bên ranh giới rõ.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Nang tuyến nước bọt dưới hàm: Phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả mô bệnh học.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nang.
4.2. Điều trị cụ thể
Phẫu thuật cắt bỏ nang.
- Vô cảm.
- Rạch da vùng cổ bên.
- Dùng dụng cụ thích hợp tách bóc vào nang.
- Tách bóc vỏ nang ra khỏi mô xung quanh và lấy toàn bộ nang.
- Cầm máu.
- Đặt dẫn lưu kín.
- Khâu đóng theo các lớp giải phẫu.
- Kháng sinh.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1.Tiên lượng
Phẫu thuật cắt bỏ nang khe mang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát.
5.2. Biến chứng
- Bội nhiễm: gây sưng tấy vùng cổ bên và dưới hàm, ảnh hưởng đến chức năng.
- Rò cạnh cổ.
6. PHÒNG BỆNH
Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến