1. ĐỊNH NGHĨA
- Loét lỗ đáo là vết loét mạn tính xảy ra trên bàn chân mất cảm giác ở người bệnh phong do thương tổn thần kinh chày sau.
- Phẫu thuật làm sạch là biện pháp lấy bỏ hết các tổ chức hoại tử, dày sừng để giúp lành sẹo nhanh hơn.
2. CHỈ ĐỊNH
Loét lỗ đáo không viêm xương.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Loét lỗ đáo ung thư hóa.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Bác sĩ: 1 người
- Phụ phẫu thuật: 1 điều dưỡng viên
- Hộ lý: 1 người
4.2. Dụng cụ
- Đèn mổ/đèn gù: 1 cái
- Cán dao mổ: 1 cái
- Kéo cong: 1 cái
- Kẹp sát trùng: 1 cái
- Nạo xương: 1 cái
- Lưỡi dao mổ: 2 cái
- Tấm vải giấy (vô trùng) trải giường.
- Povidin 10%.
- Oxy già (H2O2).
- Gạc vô khuẩn.
- Găng tay phẫu thuật.
- Khẩu trang, mũ.
4.3. Người bệnh
- Tư vấn cho người bệnh.
- Tắm, vệ sinh sạch sẽ.
4.4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án ghi chép đầy đủ, có số hồ sơ, mã người bệnh, chẩn đoán xác định, mô tả chính xác và cụ thể thương tổn.
- Các xét nghiệm thực hiện đầy đủ cho cuộc phẫu thuật.
4.5. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra chức năng sống.
- Kiểm tra hô hấp.
- Đánh giá thương tổn và tình trạng biến dạng do thương tổn gây ra.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Lựa chọn nơi thực hiện phẫu thuật (có thể trong phòng mổ, giường bệnh, hoặc tại cộng đồng).
- Nhân viên y tế đi găng vô trùng, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Sát trùng, che tấm vải (vô khuẩn) có lỗ lên vùng mổ.
- Cắt bỏ các tổ chức hoại tử và bờ dày sừng bằng dao phẫu thuật và kéo cong phẫu thuật.
- Dùng thìa nạo (curette) nạo sạch tổ chức hoại tử. Rửa sạch thương tổn bằng oxy già và povidin 10%.
- Kiểm tra cầm máu.
- Băng ép bằng gạc tẩm vaselin.
6. THEO DÕI
6.1. Ngay sau phẫu thuật
- Toàn trạng, chức năng sống, mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Tình trạng chảy máu.
6.2. Sau phẫu thuật
- Tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
- Tình trạng mọc tổ chức hạt.
7. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu: cầm máu kỹ, băng ép.
- Nhiễm trùng: rửa thay băng, dùng mỡ kháng sinh, kháng sinh toàn thân.
- Đăng nhập để gửi ý kiến