1. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật nâng sống mũi bằng ghép silicon cho người bệnh phong nhằm tạo hình lại sống mũi bị sập do bệnh phong gây nên.
2. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh phong bị sập sống mũi ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với silicon.
- Người bệnh đang đa hóa trị liệu, hoặc có phản ứng phong.
- Người bệnh mắc bệnh cấp tính không có chỉ định phẫu thuật.
- Người bệnh không chấp nhận phẫu thuật hoặc có trạng thái tâm lý không ổn định.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: 1 bác sĩ
- Phụ phẫu thuật: 1 bác sĩ
- Phụ dụng cụ: 1 điều dưỡng viên
- Giúp việc ngoài: 1 điều dưỡng viên
4.2. Người bệnh
- Tư vấn cho người bệnh:
+ Tình trạng bệnh, sự cần thiết phải điều trị phẫu thuật.
+ Quy trình phẫu thuật.
+ Hiệu quả phẫu thuật.
+ Tai biến có thể gặp.
- Kiểm tra:
+ Khám chuyên khoa tai mũi họng.
+ Tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính.
+ Chỉ định, chống chỉ định.
+ Các thuốc đang dùng: thuốc chống đông.
+ Tình trạng ăn uống trước khi phẫu thuật.
4.3. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án đầy đủ: lâm sàng, xét nghiệm, hội chẩn, sơ kết.
- Cam kết tự nguyện phẫu thuật của người bệnh.
- Duyệt mổ.
- Chụp ảnh trước, trong và sau phẫu thuật.
4.4. Dụng cụ phẫu thuật
- Dụng cụ thường:
+ Kẹp sát trùng: 1 cái
+ Bát/khay inox: 3 cái
+ Cán dao số 3: 1 cái
+ Móc da: 2 cái
+ Kẹp phẫu tích có mấu: 1 cái
+ Kẹp phẫu tích không mấu: 1 cái
+ Kìm kẹp kim: 1 cái
+ Kìm cầm máu: 2 cái
+ Kéo phẫu tích: 1 cái
+ Kéo cắt chỉ: 1 cái
- Dụng cụ chuyên:
+ Lóc màng trán: 1 cái
- Vật tư tiêu hao:
+ Dung dịch rửa tay: 30 ml
+ Mũ, khẩu trang: 3 bộ
+ Áo phẫu thuật: 3 cái
+ Găng vô khuẩn: 3 đôi
+ Tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ: 3 cái
+ Gạc vô khuẩn: 20 cái
+ Mèche mũi: 1 cái
+ Mỡ kháng sinh: 01 ống
+ Băng dính giấy: 50 cm
+ Betadin: 50 ml
+ Cồn 700: 50 ml
+ Natri clorua 0,9%: 500 ml
+ Xylocain 1%: 4 ml
+ Adrenalin 1mg/1ml: 1 ống
+ Solumedrol 40mg: 1 lọ
+ Bơm tiêm 10 ml: 1 cái
+ Bơm tiêm 05 ml: 1 cái
+ Dao mổ số 15: 1 cái
+ Chỉ vicryl 5.0: 1 sợi
+ Chỉ nylon 5.0: 1 sợi
+ Sống mũi silicon: 1 cái
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Nơi thực hiện phẫu thuật
Phòng mổ hoặc phòng tiểu phẫu.
5.2. Chuẩn bị người bệnh
Làm sạch vùng phẫu thuật, nhỏ mũi dung dịch nước muối sinh lý 2-3 ngày trước khi phẫu thuật.
5.3. Người thực hiện
Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo phẫu thuật, đeo găng vô khuẩn
5.4. Thực hiện kỹ thuật
Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa.
- Cằm nâng cao vừa phải.
Vô khuẩn:
- Sát khuẩn rộng vùng phẫu thuật.
- Trải tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ.
Comment H1:
Vô cảm:
- Tê tại chỗ bằng xylocain 1% có adrenalin 1/100.000.
Ghép silicon:
- Đặt mèche lỗ mũi bên rạch da.
- Rạch da theo đường viền lỗ mũi một bên hoặc hai bên.
- Bóc tách, tạo khoang đặt mảnh ghép silicon.
- Lóc màng xương trán phía gốc mũi.
- ép cầm máu.
- Gọt silicon có chiều cao, độ dầy, hình dáng phù hợp.
- Đặt và chỉnh mảnh ghép cân đối trong khoang đã bóc tách.
- Khâu da.
- Hút hết máu đọng.
- Cố định, băng ép.
6. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
- Tình trạng toàn thân.
- Chảy máu vết mổ, nhiễm trùng.
- Cắt chỉ sau 7 ngày.
7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
7.1. Trong phẫu thuật
- Sốc phản vệ: xử trí theo phác đồ.
- Chảy máu: cầm máu.
7.2. Sau phẫu thuật
- Nhiễm khuẩn, hoại tử: kháng sinh tại chỗ và toàn thân, lấy bỏ mảnh ghép silicon.
- Tụ máu: lấy bỏ máu tụ.
- Đào thải mảnh ghép: lấy bỏ mảnh ghép.
- Biến dạng sống mũi (sống mũi quá cao, lệch vẹo): đặt lại sau ít nhất 3 tháng.
- Giãn mạch: lấy bỏ mảnh ghép, đặt lại sau ít nhất 3 tháng.
- Đăng nhập để gửi ý kiến