1. ĐỊNH NGHĨA
Nội soi trực tràng ống mềm là thủ thuật đưa ống nội soi mềm vào hậu môn trực tràng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng.
2. CHỈ ĐỊNH
Soi thường: cho tất cả các bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng
+ Ỉa máu
+ Rối loạn đại tiện: đau hậu môn, ỉa không tự chủ, khó đại tiện
+ Rối loạn phân
+ Viêm đại trực tràng chảy máu
+ Crohn
+ Ung thư
+ Polyp
+ Rò hậu môn
+ Nứt hậu môn
+ Ngứa hậu môn
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định tuyệt đối
- Thận trọng khi người bệnh quá già yếu, có thai hoặc các trường hợp viêm phổi cấp nặng, có cản trở không đưa ống soi vào được.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Phương tiện
- Phòng soi kín và bàn soi trực tràng
- Dụng cụ soi: ống soi mềm
+ Nguồn sáng
+ Máy hút, kìm gắp
+ Kìm sinh thiết, bông băng
4.2. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích để hợp tác với thầy thuốc
- Thụt tháo 2 lần (tối hôm trước và sáng hôm sau trước khi soi 3 giờ) hoặc bơm Microlax 2 lần (tối hôm trước và sáng hôm sau)
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế người bệnh
Nằm ngửa hoặc nghiêng trái
- Ở tư thế nằm ngửa thì dễ áp dụng, dễ nhìn thấy ánh sáng qua thành bụng và người bệnh dễ thở hơn
- Còn ở tư thế nghiêng trái: dễ đưa đèn qua chỗ nối trực tràng-đại tràng sigma
5.2. Tiến hành
- Bước đầu tiên: thăm hậu môn trực tràng rồi đưa đền vào sau khi đã bôi trơn máy bằng mỡ lidocain hoặc silicon
- Đưa đèn soi vào trực tràng, vừa soi vừa tìm đường đi
- Soi đoạn trực tràng ít gặp khó khăn, có thể quan sát toàn bộ trực tràng khi phối hợp quay ngược máy
- Sinh thiết: Khi có tổn thương bấm bằng kìm sinh thiết, cắt polyp khi thấy polyp có cuống
- Cầm máu bằng que bông có thấm adrenalin 1 % hoặc kim cầm máu
6. THEO DÕI
Trong khi làm thủ thuật có thể gặp người bệnh đau bụng do co thắt trực tràng hoặc do thủng.
7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nếu co thắt nhiều phải bơm hơi tìm đường mới vào
- Nếu có thủng: gửi Ngoại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nội soi tiêu hóa, Khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Nhà xuất bản y học.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến