1. ĐẠI CƯƠNG
Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Tốt hơn là được sử dụng để chẩn đoán điện ở ngoại biên. Điện cơ để thăm dò nhưng cũng để đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác.
2. CHỈ ĐỊNH
- Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh cơ hoặc các bệnh lý khác:
+ Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh).
+ Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý thần kinh ngoại biên (do tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường..).
+ Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi, chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..).
+ Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi đo tốc độ dẫn truyền có thể không làm khi bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
Một bác sỹ, một kỹ thuật viên
4.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ
Tên kỹ thuật | Nhân lực | Thời gian | Vật tư | Đơn vị tính | Số lượng | |
Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh chi dưới; sóng F chi dưới; phản xạ Hoffman | 1 Bác sĩ 1 KTV | 90 phút | 1 | Điện cực ghi bề mặt | bộ | 0.03 |
2 | Điện cực kích thích lưỡng cực | cái | 0.01 | |||
3 | Điện cực nhẫn | bộ | 0.01 | |||
4 | Điện cực tiếp đất | cái | 0.005 | |||
5 | Gel tẩy sạch da | tuýp | 0.01 | |||
6 | Paste dẫn điện | lọ | 0.01 | |||
7 | Nước muối sinh lý | lít | 0.05 | |||
8 | Giấy in A4 | gam | 0.01 | |||
Khấu hao chung | 9 | Máy điện cơ | 1 máy | 0,0001 |
- Máy điện cơ có đủ dây dẫn và bản điện cực. Hệ thống dây đất.
4.3. Người bệnh
Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ.
4.4. Hồ sơ bệnh án
Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
5.2. Kiểm tra người bệnh
Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy (đã được cài đặt sẵn các thông số như tốc độ quét, độ phóng đại, giới hạn tần số cao và thấp).
5.3. Thực hiện kỹ thuật
5.3.1. Mắc điện cực
Để tránh hiện tượng dẫn truyền bị ức chế do cực dương, nên để cực âm hướng về phía cặp điện cực ghi, và cực dương ở phía xa so với cặp điện cực ghi hoặc điện cực dương nằm lệch ra ngoài thân dây thần kinh. Dây đất được đặt giữa điện cực ghi và điện cực kích thích.
Đo tốc độ dẫn truyền vận động
Đặt một cặp điện cực ghi bề mặt (dây mác ở cơ duỗi ngắn ở mu bàn chân gần cổ chân, dây chày tại cơ dạng ngón trong ở hòm trong bàn chân). Điện cực kích thích: đặt ở thân dây thần kinh ngoại vi của nó (dây chày ở ngay mắt cá trong, dây mác ở cổ chân), khi kích thích ta có thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi. Sau đó kích thích chính dây thần kinh đó ở phía trên (dây chày, dây mác ở đầu gối).
- Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: Dây mác nông điện cực kích thích đặt ở mặt ngoài cẳng chân, điện cực ghi ở mu bàn chân.
5.3.2. Cường độ kích thích
Thường dùng xung điện một chiều kéo dài 0,2 - 0,5ms. Cường độ kích thích là cường độ trên cực đại, thường 120%- 130% của chính nó.
5.3.3. Tiến hành
- Đo tốc độ dẫn truyền vận động: Tìm thời gian tiềm tàng ngoại vi: Dùng thước dây để đo khoảng cách giữa hai điểm, từ đó tính được tốc độ dẫn truyền vận động. biên độ của các sóng,
- Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: tìm cường độ kích thích điện cho tới lúc thu được sóng đáp ứng. Tính tốc độ dẫn truyền cảm giác dựa vào thời gian tiềm tàng cảm giác và khoảng cách đo được từ điện cực ghi tới điện cực kích thích. Biên độ là biên độ lớn nhất của sóng cảm giác ghi được.
6. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO
- Tình trạng người bệnh sau khi ghi điện cơ đồ
- Ngày giờ ghi điện cơ đồ.
+ Nhận xét kết quả: kết quả thu được có thay đổi tốc độ dẫn truyền vận động, cảm giác, biên độ đáp ứng, thời gian tiềm tàng ngoại vi của các dây thần kinh có thay đổi không và nếu có tổn thương thần kinh ngoại biên phải hướng đến ưu thế tổn thương mất myelin hay tổn thương sợi trục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Anh Nhị, Lê Minh, Lê Văn Thính, Nguyễn Hữu Công (2010), “Bệnh học Thần kinh - Cơ (Sau Đại học)”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 245 trang.
2. Nguyễn Hữu Công (1998), “Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh - cơ”, Nhà xuất bản Y học, 165 trang.
3. Nguyễn Hữu Công (2013), “Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 125 trang.
4. Junkimura (2001), “Electrodiagnosis in diseases of nerver and muscles. Principles practice”, 991 pages.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến