1. ĐẠI CƯƠNG
Rối loạn nuốt thường đi kèm các rối loạn thần kinh, nguyên nhân rối loạn nuốt hay gặp nhất là đột quỵ não (25% - 40% trường hợp). Hít phải dị vật vào phổi là biến chứng nặng nề nhất của những trường hợp không kiểm soát được rối loạn nuốt, làm tăng nguy cơ viêm phổi do hít gấp 3,17 lần. Phát hiện sớm rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não không những làm giảm nguy cơ gây viêm phổi do hít mà còn giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và giảm tỉ lệ tử vong. Sàng lọc rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não cấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để phát hiện và kiểm soát các rối loạn nuốt tại đơn vị đột quỵ não.
2. CHỈ ĐỊNH
Tầm soát chức năng nuốt thực hiện cho tất cả người bệnh thiếu máu não hay xuất huyết não trước khi cho ăn, uống nước hay thuốc.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có Glasgow ≤ 11 điểm
- Tiền sử có bệnh lý gây rối loạn nuốt
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
Một bác sỹ và một điều dưỡng
4.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
- 01 máy theo dõi (monitoring) có gắn thiết bị đầu đo SpO2
- Bút xanh, đỏ, thước kẻ
- Huyết áp kế, ống nghe
- Khay chữ nhật, túi nilon
- 2 cốc nước chín, bột ăn liền, bánh mỳ
- Bát, thìa sạch
- 1 khăn bông nhỏ, giấy lau miệng, gạc miếng, găng sạch
- Các dung dịch: dung dịch sát khuẩn tay nhanh, xà phòng rửa tay.
- Phiếu ghi kết quả.
4.3. Người bệnh
- Điều dưỡng thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
- Thông báo, giải thích cho người bệnh những điều cần thiết.
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Vệ sinh sạch sẽ rồi lau khô vị trí lắp bộ phận nhận cảm SpO2 (nếu cần thiết).
4.4. Hồ sơ bệnh án
Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ
5.2. Kiểm tra người bệnh
Đối chiếu với hồ sơ bệnh án
5.3. Thực hiện kỹ thuật
- Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến bên giường người bệnh.
- Đặt máy theo dõi (monitoring) vào vị trí thuận lợi, dễ nhìn, chắc chắn.
- Để người bệnh ở tư thế thích hợp, an toàn.
- Giải thích, động viên người bệnh phối hợp khi tiến hành kỹ thuật.
- Kẹp hoặc dán bộ phận nhận cảm (sensor) ở đầu ngón tay, ngón chân, dái tai hoặc bất cứ tổ chức nào được tưới máu mà có thể gắn được.
- Quàng khăn bông quanh cổ người, đặt túi nilon nơi thích hợp.
- Điều dưỡng sát khuẩn tay, pha bột ăn liền đủ độ sánh, đi găng sạch.
- Điều dưỡng tiến hành nghiệm pháp: đánh giá tình trạng nuốt của người bệnh theo thang điểm GUSS (có sự giám sát của bác sỹ)
- Bác sỹ và điều dưỡng tổng hợp kết quả vào phiếu đánh giá.
- Thu dọn dụng cụ, giúp người bệnh về tư thế thoải mái, rửa tay.
- Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc:
- Ngày giờ thực hiện nghiệm pháp, kết quả đánh giá và chế độ ăn phù hợp cho người bệnh.
6. THEO DÕI
Theo dõi sát đáp ứng của người bệnh trong suốt quá trình đánh giá. Dừng ngay việc đánh giá nếu người bệnh có một trong bốn dấu hiệu của rối loạn nuốt.
Ghi chú:
6.1. Thang điểm GUSS (Gugging Swallowing Screen)
Lần 1: ánh giá gián tiếp:
Cho người bệnh tự làm sạch họng bằng cách nuốt nước bọt thành công hoặc tự nuốt trôi 1ml nước lọc, nếu thành công chuyển tiếp sang lần 2
TT | ĐÁNH GIÁ | Có | Không |
1 | Người bệnh tỉnh táo | 1 | 0 |
2 | Ho và khạc bình thường (BT) | 1 | 0 |
3 | Nuốt nước bọt bình thường | 1 | 0 |
4 | Nuốt nước bọt khó - chảy dãi | 0 | 1 |
5 | Thay đổi giọng nói, nói khan sau nuốt nước bọt | 0 | 1 |
| TỔNG SỐ ĐIỂM | 5 điểm |
Lần 2: Đánh giá trực tiếp theo bảng
TT | CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ | THỨC ĂN | |||
Đặc | Lỏng | Rắn | |||
1 | NUỐT | Không | 0 | 0 | 0 |
hậm | 1 | 1 | 1 | ||
Bình thường | 2 | 2 | 2 | ||
2 | HO | Có | 0 | 0 | 0 |
Không | 1 | 1 | 1 | ||
3 | CHẢY DÃI | Có | 0 | 0 | 0 |
Không | 1 | 1 | 1 | ||
4 | THAY ĐỔI GIỌNG | Có | 0 | 0 | 0 |
Không | 1 | 1 | 1 | ||
| CHO ĐIỂM | 1-4 điểm: dừng | 1-4 điểm: dừng | 1-4 điểm: dừng | |
5 điểm: tiếp bước 2 | 5 điểm: tiếp bước 3 | 5 điểm: bình thường | |||
| TỔNG SỐ ĐIỂM | 15 điểm |
Tổng điểm sau 2 lần đánh giá: 20 điểm
0-9: khó nuốt nặng. 10-14: khó nuốt trung bình.
15-19: khó nuốt nhẹ. 20: nuốt bình thường
BỐN DẤU HIỆU CỦA RỐI LOẠN NUỐT
1. Ho và/hoặc giảm hoặc mất khả năng làm sạch khoang miệng (chủ động)
2. Nuốt nước bọt khó khăn hoặc không thể thực hiện được
3. Chảy nước dãi bên khóe miệng hoặc chảy dãi liên tục
4. Thay đổi giọng nói sau khi nuốt nước bọt hoặc giọng nói bất thường liên tục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Thính và cs (2010). “Tai biến mạch máu não: chẩn đoán và điều trị”. NXB Y học.
2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011). “Áp dụng quy trình chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong giai đoạn cấp tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai”. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai lần thứ 3 (2011), Tr 66-75.
3. Hinchey,JA et al (2005). “Formal dysphagia screening protocols prevent pneumonial”. Stroke 2005; 36:1972-1976
4. Michaela Trapl, SLT, MSc; Michael Brainin, MD (2007). “Dysphagia bedside screening for acute stroke patients - The Gugging Swallowing Screen”. Stroke;38-2948.
5. “Swallowing problems”. Stroke Northumbria: Stroke care guide- Professional version, p 23-30. May 2003.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến