Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thay ống thông dẫn lưu thận

1. ĐẠI CƯƠNG

Trường hợp tắc hẹp niệu quản, chưa mổ tạo hình được phải đặt dẫn lưu thận. Thường dẫn lưu thận phải thay thường xuyên 1 tháng 1 lần để tránh đầu sonde lắng cặn sỏi. Khi để lâu không thay nhiều trường hợp phải mổ thay sonde do đầu sonde có sỏi.

2. CHỈ ĐỊNH

- Sỏi trên đầu sonde DL thận gây tắc sonde.

3. CHỐNG CHỈ ĐINH

- Thường không có chống chỉ định. Người bệnh có thể chịu được cuộc mổ là có thể thực hiện
- Chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh toàn thân nặng, không có khả năng gây tê, mê để mổ.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

1 bác sỹ phẫu thuật, 2 người phụ mổ, một dụng cụ viên và một chạy ngoài.

4.2. Người bệnh

Chuẩn bị mổ như các ca phẫu thuật khác. Vệ sinh vùng mổ (thắt lưng chỗ dẫn lưu thận cũ).

4.3. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật có van tự động, sonde Foley 3 chạc hoặc 2 chạc để dẫn lưu lại thận, chỉ vicryl khâu nhu mô thận, sonde dẫn lưu ổ mổ, chỉ 1.0 đóng cân cơ, chỉ dafilon khâu da.

4.4. Thời gian phẫu thuật

45 - 90 phút

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Tư thế

Nằm nghiêng bên đối diện, kê gối dưới ngang thắt lưng.

5.2. Vô cảm 

TTS hay mê

5.3. Kỹ thuật

- Sát khuẩn bụng vùng mổ
- Trải toan, rạch da đường sườn lưng qua dẫn lưu thận cũ qua da, cân cơ bộc lộ thận. thường khó bộc lộ cuống thận do dính.
- Mở nhu mô thận tại chân sonde dẫn lưu thận cũ lấy sonde và sỏi dính ở đầu sonde.
- Khâu cầm máu nhu mô thận vicryl theo mép đường mở nhu mô thận.
- Bơm rửa sạch bể thận. đặt lại dẫn lưu thận sonde Foley (Có thể dùng sonde 3 chạc để rửa liên tục nếu có nguy cơ chảy máu).
- Khâu lại chỗ mở nhu mô thận bằng chỉ vicryl
- Dẫn lưu ổ mổ.
- Khâu treo thận và dẫn lưu thận vào thành bụng.
- Đóng cân cơ và da.

6. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

6.1. Theo dõi sau mổ

- Tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Nước tiểu qua dẫn lưu thận (tránh gập, tắc sonde), phát hiện chảy máu
- Dịch chảy ra dẫn lưu ổ mổ
- Tình trạng vết mổ

6.2. Xử trí tai biến

- Trong mổ có thể rách phúc mạc hay thủng đại tràng khi bộc lộ thận: phải khâu lại ngay hoặc làm hậu môn nhân tạo.
- Chảy nước tiểu qua vết mổ, dẫn lưu ổ mổ: chú ý tránh gập tắc dẫn lưu thận. Thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ.
- Chảy máu tắc sonde: bơm rửa qua dẫn lưu thận, cho rửa liên tục, dùng kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng.