1. ĐẠI CƯƠNG
Khi bàng quang bị mất sức chứa vì bất kỳ một lý do nào đó thì mở rộng bàng quang bằng ruột nonlà giải pháp duy nhất được lựa chọn. Thông thường đoạn ruột được ghép vào phần đỉnh bàng quang và phần đáy bàng quang vẫn được giữ lại.
2. CHỈ ĐỊNH
- Bàng quang bé do lao, sau phẫu thuật cắt chỏm bàng quang do ung thư, sau các tai biến sản khoa.
- Bàng quang kém co bóp do nguyên nhân thần kinh.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi có tắc nghẽn cổ bàng quang, hẹp niệu đạo
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Hai phẫu thuật viên chính, hai bác sỹ phụ mổ
- Một phẫu thuật viên chuyên khoa niệu
4.2. Người bệnh
- Được chuẩn bị như mổ phiên thông thường, cần cho uống Fortrans làm sạch ruột từ hôm trước mổ.
- Bù nước điện giải, nâng cao thể trạng. Xét nghiệm trong giới hạn bình thường, đặc biệt là protein máu.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức mổ, tác dụng chữa bệnh của phẫu thuật, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra
4.3. Thời gian phẫu thuật
150-180 phút
4.4. Phương tiện
Bộ phẫu thuật đại phẫu.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Người bệnh nằm ngửa
5.2. Vô cảm
Gây mê toàn thân
5.3. Kỹ thuật
Bước 1: Rạch da đường trắng giữa dưới rốn kéo dài lên trên rốn
Bước 2: Bộc lộ vào ổ bụng
Bước 3: Phẫu tích bàng quang, bộc lộ vùng đỉnh và hai bàng quang
Bước 4: Mở ngang bàng quang ở vùng đỉnh
Bước 5: Chuẩn bị đoạn ruột ghép: lấy một đoạn hồi tràng <20cm giữ nguyên mạch nuôi, cắt rời khỏi đường tiêu hóa.
Bước 6: Khâu phục hồi lại lưu thông đường tiêu hóa, tận tận hai lớp
Bước 7: Biệt lập quai ruột ghép ra ngoài phúc mạc
Bước 8: Mở dọc quai ruột theo bờ tự do
Bước 9: Khâu nối ruột ghép với vùng đáy bàng quang.
Bước 10: Đặt ống thông niệu đạo 3 chạc, rửa bàng quang liên tục. Rút ống thông niệu đạo sau hai tuần.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
- Chảy máu: Người bệnh nhợt, mạch nhanh huyết áp tụt. Ống dẫn lưu ra máu đỏ tươi.
- Viêm phúc mạc do rò miệng nối tiêu hóa: Xuất hiện ở những ngày tiếp theo sau mổ. Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng. Bụng chướng, đau, có cảm ứng phúc mạc. Siêu âm nhiều dịch ổ bụng. Tách vết mổ có dịch tiêu hóa trào ra.
6.2. Xử trí
- Mở lại cầm máu
- Mổ lại làm sạch ổ bụng, có thể làm lại miệng nối hoặc đưa hai đầu ruột ra ngoài.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến