1. ĐẠI CƯƠNG
- Nang thận đơn thuần không có triệu chứng lâm sàng hoặc không có biến chứng thì không cần điều trị. Khi nang thận có kích thước lớn hơn 6cm thì nên can thiệp để ngăn ngừa các biến chứng như chảy máu, vỡ, hiệu ứng khối đè ép nhu mô thận. Những nang nhỏ hơn nhưng gây biến chứng nhiễm trùng nang, xuất huyết trong nang gây đau mà điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần nên xét chỉ định can thiệp điều trị.
- Các phương pháp điều trị nang thận đơn thuần có triệu chứng bao gồm phẫu thuật cắt nang, phẫu thuật nội soi, chọc hút qua da... Hiện nay, một trong những phương pháp điều trị xâm nhập tối thiểu được áp dụng rộng rãi là chọc hút qua da kết hợp tiêm xơ chống tái phát.
2. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh không muốn phẫu thuật.
- Người bệnh nặng, bệnh lý toàn thân không có khả năng phẫu thuật.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có nhiễm trùng tại thành bụng chỗ vị trí chọc
4. CHUẨN BỊ
4.2. Người thực hiện
Bác sỹ (BS) chuyên khoa tiết niệu hoặc BS siêu âm, 1 người phụ
4.3. Người bệnh
- Làm bilan trước mổ đánh giá: Chức năng thận, tình trạng nhu mô thận, kích thước của nang, độ dày mỏng thành nang, dịch trong nang, mức độ thiếu máu, các bệnh lý toàn thân.
- Thụt tháo.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức can thiệp, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.
4.4. Phương tiện
- Máy siêu âm, đầu dò siêu âm
- Máy chụp cắt lớp vi tính hoặc màn tăng sáng
- Kim chọc và bộ nong
- Guide wire
- Sonde Pig-tail
- Kim và bơm tiêm
- Thuốc tê xylocain và nước cất
- Cồn tuyệt đối hoặc dung dịch cồn iod
- Chỉ khâu cố định: 1 sợi dafilon 3/0 hoặc vicryl 2/0.
4.5. Thời gian phẫu thuật
Tùy từng người bệnh, có thể 30-60 phút
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Nằm nghiêng về bên tổn thương
5.2. Vô cảm
Tê tại chỗ
5.3. Kỹ thuật
- Lựa chọn vị trí và đường vào nang thận: Có thể lựa chọn Cắt lớp vi tính là phương tiện dẫn đường để vào nang thận. Hiện nay, sử dụng siêu âm kết hợp màn tăng sáng được áp dụng rộng rãi do các phương tiện này có ưu điểm là hiển thị hình ảnh thời gian thực, cho phép kiểm soát trực tiếp các thao tác của thủ thuật.
- Tiếp cận nang thận: Chọc kim Chiba vào nang thận dưới hướng dẫn siêu âm. Xác định vị trí đầu kim nằm trong nang bằng thuốc cản quang dưới fluoroscopy. Đưa guidewire vào trong nang thận qua kim Chiba dưới kiểm soát của fluoroscopy. Nang thận được hiển thị rõ ràng với thuốc cản quang.
- Hút, dẫn lưu nang thận qua da: Đặt ống thông Pig-tail vào trong nang thận theo guide wire, Sau khi cố định ống dẫn lưu, tiến hành hút dịch trong nang thận.
- Tiêm xơ chống tái phát: Toàn bộ dịch trong nang đã được rút hết qua ống thông dẫn lưu, nang thận xẹp hoàn toàn. Bơm trở lại trong nang chất gây xơ hóa lớp biểu mô với thể tích 30 - 50% lượng dịch đã rút ra.
- Kết thúc thủ thuật: Lưu ống thông và chất gây xơ trong nang. Kiểm tra, rút toàn bộ dung dịch gây xơ và ống thông dẫn lưu sau 16 - 24 giờ. Siêu âm kiểm tra định kỳ 1 - 3 - 6 - 12 tháng
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
- Chảy máu
- Rò nước tiểu
- Nang tái phát
- Shock phản vệ với chất tiêm xơ
6.2. Xử trí tai biến
- Chảy máu hiếm gặp và thường điều trị nội khoa, ít khi phải mổ cầm máu
- Rò nước tiểu: Nếu nang thông với đường bài xuất, chỉ định mổ cắt nang, khâu kín, đặt JJ.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến