1. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật nhằm tránh cho thận khỏi bị xoắn cuống.
2. CHỈ ĐỊNH
- Sau cắt thận bán phần
- Sa thận, gây giãn thận, niệu quản
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các bệnh lý đang tiến triển như suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu, bác sĩ ngoại chung được đào tạo và hai người phụ mổ.
4.2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Chuẩn bị người bệnh như một Người bệnh mổ theo kế hoạch.
- Hồ sơ Người bệnh, xét nghiệm cơ bản, phim XQ phổi, phim XQ hệ tiết niệu, phim niệu đồ tĩnh mạch, phim cắt lớp vi tính.
- Xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn.
4.3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ mổ mở tiết niệu thông thường.
- Chỉ vicryl 2/0 khâu treo thận
- 2 sợi vicryl số 1 đóng cân cơ, 1-2 sợi Dafilon 3/0 đóng da.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Người bệnh nằm nghiêng 90 độ có độn gối kê.
5.2. Vô cảm
Gây mê nội khí quản hoặc tê tủy sống.
5.3. Kỹ thuật
- Đường rạch da: Đường sườn thắt lưng.
- Bộc lộ thận, niệu quản, hoặc sau phẫu thuật cắt thận bán phần.
- Xẻ vỏ bao thận, khâu cố định vỏ bao thận với cơ thành bụng bằng ba mũi như đỉnh một tam giác.
- Đặt dẫn lưu và đóng bụng theo các lớp giải phẫu.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
- Theo dõi toàn thân, đánh giá tình trạng nhiễm trùng, chảy máu sau mổ.
- Theo dõi ống dẫn lưu: màu sắc, số lượng.
- Theo dõi lượng nước tiểu 24h.
- Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, hoặc theo kháng sinh đồ.
- Rút dẫn lưu ổ bụng sau 3-4 ngày sau mổ.
6.2. Tai biến
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn vùng mổ: chống nhiễm khuẩn.
- Chảy máu: mổ lại
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến