1. ĐẠI CƯƠNG
Là một trong các phương pháp điều trị sỏi thận trên thận bệnh lý
2. CHỈ ĐỊNH
- Sỏi gây tắc đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ đài bể thận- niệu quản.
- Sỏi thận điều trị nội khoa không kết quả.
- Sỏi thận có chỉ định can thiệp nhưng lại chống chỉ định với các phương pháp ít xâm lấn
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định tương đối với các bệnh lý toàn thận nặng như suy gan, suy tim, tiểu đường, rối loạn đông máu, tăng huyết áp. Nếu không có tình trạng tối cấp cứu thì cần điều chỉnh tình trạng toàn thân trước khi thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người bệnh
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu, bác sĩ ngoại chung được đào tạo và hai người phụ mổ.
4.2. Người bệnh
- Hồ sơ người bệnh, xét nghiệm cơ bản, phim XQ phổi, phim XQ hệ tiết niệu, phim niệu đồ tĩnh mạch, phim cắt lớp vi tính.
- Xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ để điều trị nhiễm khuẩn trong các trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng niệu.
- Làm bilan về các bệnh lý toàn thân, chức năng gan thận, thiếu máu, đông máu.
- Người bệnh và người nhà được giải thích kĩ về chỉ định, cách thức thực hiện, các tai biến có thể xảy ra.
4.3. Phương tiện
Bộ dụng cụ mổ mở tiết niệu thông thường.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Người bệnh nằm nghiêng 90 độ sang bên đối diện bên tổn thương có độn gối kê vùng hông lưng.
5.2. Vô cảm
Gây mê nội khí quản hoặc tê tủy sống.
5.3. Kỹ thuật
- Rạch da đường sườn thắt lưng .
- Bộc lộ thận, niệu quản, cuống thận, trong các trường hợp mổ cũ cần thận trọng trong quá trình gỡ dính, bộc lộ thận niệu quản.
- Tuỳ vào từng vị trí sỏi, thận bệnh lý, mức độ ảnh hưởng của sỏi để chọn phương pháp mở bể thận lấy sỏi, mở bể thận nhu mô lấy sỏi, hay mở nhu mô lấy sỏi.
- Sau khi lấy sỏi, đặt ống thông niệu quản, thường sử dụng sonde JJ
- Khâu lại bể thận và nhu mô thận.
- Kiểm tra cầm máu kĩ
- Đặt dẫn lưu khoang quanh thận
- Đóng bụng theo các lớp giải phẫu.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
- Theo dõi toàn thân, đánh giá tình trạng nhiễm trùng, chảy máu sau mổ.
- Theo dõi ống dẫn lưu: màu sắc, số lượng.
- Theo dõi lượng nước tiểu 24h.
- Điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, hoặc theo kháng sinh đồ.
- Rút dẫn lưu ổ bụng sau 2-3 ngày sau mổ khi số lượng ra dưới 50ml/24h, tình trạng toàn thân và vùng mổ ổn định.
- Ra viện sau 1 tuần điều trị, rút ống thông niệu quản sau 2 tuần- 1 tháng, trong một số trường hợp đặc biệt có thể lưu lâu hơn.
6.2. Tai biến
- Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn vùng mổ: điều trị chống nhiễm khuẩn, thay băng chăm sóc vết mổ.
- Chảy máu: điều trị nội khoa theo dõi diễn biến chảy máu, trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả thì chụp mạch xét can thiệp nút mạch hoặc mổ lại xử lý.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến