1. ĐẠI CƯƠNG
Trong một số trường hợp phát hiện hạch vùng cổ nhưng chẩn đoán chưa rõ ràng việc sinh thiết lấy hạch làm mô bệnh để làm sáng tỏ chẩn đoán.
2. CHỈ ĐỊNH
Hạch vùng cổ chưa rõ nguyên nhân.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có các rối loạn về hô hấp, tim mạch cấp, rối loạn chức năng đông/chảy máu.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên nắm vững kỹ thuật mổ chuyên khoa.
- Gây mê viên: gây mê có kinh nghiệm, theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ người bệnh trong và sau phẫu thuật.
4.2. Dụng cụ
Bộ dụng cụ tiểu phẫu.
4.3. Người bệnh
Được giải thích kỹ về cuộc phẫu thuật và tình hình bệnh tật, khả năng hồi phục tổn thương.
4.4. Hồ sơ bệnh án
- Đầy đủ theo qui định: thủ tục hành chính, cam đoan chấp nhận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức.
- Ghi nhận xét trước phẫu thuật về tình trạng người bệnh, sự cần thiết phải làm thủ thuật.
- Các xét nghiệm về máu, nước tiểu, điện tim, trong giới hạn cho phép phẫu thuật.
- Xquang phổi thường quy.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Người bệnh nằm ngửa, mặt quay sang phía bên đối diện, bộc lộ vùng cổ dự định phẫu thuật, kê một gối dưới vai cùng bên.
5.2. Vô cảm
Gây mê tĩnh mạch, hạch nhỏ có thể gây tê tại chỗ.
5.3. Kỹ thuật
- Sát trùng vùng phẫu thuật bằng dung dịch betadine.
- Đường rạch: chọn những đường rạch có lợi nhất để tiếp cận vào khối hạch, tránh được các mạch máu vùng cổ, có thể đi trước hoặc đi sau cơ ức - đòn - chũm, chọn đường rạch ngang theo nếp lằn cổ.
- Lần lượt rạch cân cổ nông, tách các thành phần liên quan, bộc lộ dần đến vỏ hạch, gỡ dính, bóc tách nhẹ nhàng, từng bước cô lập hạch đến tận đáy của hạch, cắt và lấy bỏ hạch, gửi làm mô bệnh, xét nghiệm vi sinh, nuôi cấy.
- Cầm máu kỹ vùng mổ bằng dao điện.
- Kiểm tra an toàn vùng phẫu thuật.
- Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.
- Có thể bóc tách, cắt bỏ nhiều hạch trong một lần phẫu thuật.
6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
6.2. Xử lý
- Thuốc giảm đau.
- Kháng sinh chống bội nhiễm 3-5 ngày.
- Thường không phải xử lý gì đặc biệt.
- Đăng nhập để gửi ý kiến