Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phụ lục 13: Hướng dẫn báo cáo giám sát nguy cơ truyền máu

1. Một số thuật ngữ sử dụng trong hoạt động giám sát nguy cơ truyền máu

a) Sự việc mất an toàn là sự việc đã xảy ra có liên quan đến hoạt động truyền máu, có thể gây ra mất an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu, nhân viên y tế và những người có liên quan hoặc bị ảnh hưởng; b) Nguy cơ suýt xảy ra là sự việc chưa xảy ra do được ngăn chặn kịp thời, trước khi có thể gây ra những nguy cơ mất an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu, nhân viên y tế và những người có liên quan khác;  
c) Tai biến không mong muốn là những ảnh hưởng, phản ứng ở người bệnh có liên quan đến việc truyền máu.

2. Một số nguy cơ và tai biến không mong muốn ở người bệnh được truyền máu cần phải ghi nhận và báo cáo

a) Phản ứng tan máu cấp do truyền máu
b) Phản ứng tan máu muộn do truyền máu
c) Phản ứng sốt không có tan máu
d) Phản ứng dị ứng do truyền máu
đ) Phản ứng ghép chống chủ có liên quan với truyền máu
e) Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu
g) Tổn thương phổi cấp có liên quan với truyền máu
h) Tắc mạch khí do truyền máu
i) Khó thở có liên quan với truyền máu
i) Hạ canxi máu
k) Quá tải tuần hoàn có liên quan với truyền máu
l) Phản ứng hạ huyết áp có liên quan với truyền máu
m) Ứ đọng sắt do truyền máu
o) Lây nhiễm các tác nhân HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét và các tác nhân khác có liên quan với truyền máu.
p) Những nguy cơ khác có liên quan với truyền máu

3. Phân loại mức độ nặng của các tai biến không mong muốn có liên quan với truyền máu như sau

Phân loại mức độ nặng

Giải thích

0

Không có dấu hiệu lâm sàng

1

Có dấu hiệu lâm sàng rõ, nhưng không nguy cơ tới tính mạng người bệnh và có thể tự khỏi hoàn toàn;

2

Có dấu hiệu lâm sàng rõ, gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chức năng của cơ thể, cần phải điều trị, ít nguy cơ đối với tính mạng người bệnh;

3

Có nguy cơ đe dọa tính mạng, người bệnh cần phải được điều trị tích cực;

4

Xác định được hoặc có bằng chứng chắc chắn người bệnh tử vong do tai biến truyền máu.

Trong trường hợp xác định người bệnh tử vong do các nguyên nhân khác không phải truyền máu, căn cứ mức độ ảnh hưởng của truyền máu để xếp loại mức độ nặng theo độ 1, 2 hoặc 3. 

4. Phân loại về khả năng, mức độ liên quan giữa việc truyền máu và tai biến không mong muốn đã xảy ra

Mức độ liên quan

Phân độ liên quan

Giải thích

Không liên quan

0

Không có dữ liệu hoặc không có bằng chứng về liên quan giữa việc truyền máu và tai biến không mong muốn

Ít có khả năng liên quan

1

Rất ít bằng chứng, hoặc bằng chứng không rõ ràng về mối liên quan giữa việc truyền máu và tai biến không mong muốn

Có khả năng liên quan

2

Có một số bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa việc truyền máu và tai biến không mong muốn

Chắc chắn liên quan

3

Có bằng chứng chắc chắn cho thấy có mối liên quan giữa việc truyền máu và tai biến không mong muốn

5. Thực hiện báo cáo trong hoạt động giám sát nguy cơ truyền máu

a) Các tai biến không mong muốn phải được phân loại theo hướng dẫn ở Khoản 2, 3 và 4 của Phụ lục này.
b) Sự việc mất an toàn và sự việc suýt xảy ra cần phân loại theo nguyên nhân của các sự việc.
c) Các cơ sở tiếp nhận hiến máu, xét nghiệm sàng lọc máu, điều chế, bảo quản, phân phối máu và chế phẩm và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần báo cáo về các sự việc mất an toàn, nguy cơ suýt xảy ra, các tai biến không mong muốn và các nguy cơ lây truyền các tác nhân lây truyền qua đường máu xảy ra ở người bệnh truyền máu.
d) Các đơn vị thực hiện báo cáo tổng hợp các sự việc mất an toàn, tai biến không mong muốn theo định kỳ 6 và 12 tháng;
e) Các báo cáo gửi về Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và gửi về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để tổng hợp. 

6. Mẫu báo cáo hoạt động giám sát nguy cơ truyền máu

Sau đây là mẫu báo cáo (có điền số liệu giả định làm ví dụ minh họa). 
Ví dụ: MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP GIÁM SÁT NGUY CƠ TRUYỀN MÁU
Thời gian giám sát từ      /   /20...   đến    /   / 20…
Tổng số lượt truyền khối hồng cầu: 459 đơn vị
Tổng số lượt truyền huyết tương các loại: 512 đơn vị
Tổng số lượt truyền khối tiểu cầu: 78 đơn vị
Tổng số lượt truyền khối tủa lạnh: 23 đơn vị

I. Tai biến không mong muốn ở người bệnh liên quan với truyền máu

II. Các sự việc mất an toàn có liên quan với truyền máu

1. Sự việc nguy cơ

a) Tình trạng thiếu túi lấy máu: xảy ra 2 lần vào tháng 6 và tháng 9 do nhà phân phối cung cấp hàng chậm.
b) Sinh phẩm định nhóm máu kém chất lượng, gây định nhầm nhóm máu ABO: Xảy ra 1 lần do nhà phân phối cung cấp sinh phẩm không đảm bảo chất lượng theo hợp đồng cam kết

2. Nguy cơ suýt xảy ra

a) Có 2 đơn vị máu đã xét nghiệm không an toàn với HIV, không cách ly đúng cách, bị cấp phát nhầm nhưng phát hiện và thu hồi kịp thời.
b) Có 1 trường hợp cấp phát máu sai do nhầm lẫn họ tên người bệnh, nhưng phát hiện được kịp thời.