Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ cad/cam

1. ĐẠI CƯƠNG

- Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant được lưu giữ, nâng đỡ bằng thanh nâng đỡ (thanh ngang) trên các implant.
- Thanh nâng đỡ là phương tiện lưu giữ, nâng đỡ hàm giả, được tạo ra bằng phương pháp đúc hoặc bằng công nghệ CAD/CAM. Thanh ngang được làm bằng hợp kim và cố định vào các trụ implant bằng các vít hoặc cement thông qua multi­unit abutment hoặc abutment.
- Là phục hình hàm phủ nâng đỡ một phần hoặc toàn phần trên implant.

2. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng toàn bộ

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không đủ khoảng phục hình theo chiều đứng.
- Viêm quanh Implant (periimplantitis).
- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
- Điều dưỡng nha khoa.

4.2. Phương tiện

4.2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: khay khám, gương, kẹp gắp, thám châm.
- Bộ dụng cụ phục hình trên implant.
- Dụng cụ thực hiện hàm giả tháo lắp toàn bộ.
- Bộ dụng cụ trám răng.

4.2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu toàn hàm.
- Composite đặc/ lỏng.
- Thân trụ phục hình đà hướng (Multi- unit abutment).
- Trụ lấy dấu multi-unit khay hở.

4.3. Người bệnh

- Được giải thích và đồng ý điều trị.
- Người bệnh đã được cấy các trụ Implant để nâng đỡ và lưu giữ hàm giả.

4.4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.
- Phim X-quang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

5.2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tình trạng răng miệng và mô quanh implant.

5.3. Thực hiện kỹ thuật Phục hình tháo lắp toàn hàm trên implant sử dụng công nghệ CAD/CAM

5.3.1. Lần hẹn 1

- Lấy dấu sơ khởi
- Chuyển labo thực hiện khay lấy dấu cá nhân.

5.3.2. Lần hẹn 2

- Thử khay lấy dấu cá nhân trên miệng bệnh nhân;
- Làm vành khít
- Lấy dấu sau cùng bằng kỹ thuật lấy dấu multi-unit abutment khay mở
- Chuyển labo thực hiện nền tạm-gối sáp.

5.3.3. Lần hẹn 3

- Thử nền tạm-gối sáp trên miệng bệnh nhân, xác định: Mặt phẳng thẩm mỹ, Mặt phẳng nhai, Kích thước dọc, Đường cười, Vị trí răng nanh, Đường giữa.
- Ghi dấu tương quan 2 hàm.
- Chuyển labo thực hiện việc lên răng.

5.3.4. Lần hẹn 4

- Thử răng trên miệng người bệnh và chỉnh sửa nếu cần.
- Chuyển labo thực hiện chế tạo thanh ngang nâng đỡ bằng kỹ thuật CAD/CAM với các thành phần kết nối gắn trên thanh nâng đỡ.

5.3.5. Lần hẹn 5

- Thử và kiểm tra độ khít sát thanh nâng đỡ trên implant trong miệng bệnh nhân.
- Chuyển labo thực hiện đúc khung hàm giả (nếu cần)

5.3.6. Lần hẹn 6

- Thử lại răng và kiểm tra độ ổn định khung hàm giả trên thanh nâng đỡ trong miệng bệnh nhân;
- Chuyển labo thực hiện hàm giả sau cùng.

5.3.7. Lần hẹn 7

- Tháo trụ hướng dẫn lành thương trên multi-unit abutment
- Kiểm tra lực vặn trên các multi-unit abutment
- Cố định thanh nâng đỡ lên các multi-unit abutment bằng vít
- Bít các lổ mở vít bằng bông và composite
- Lắp hàm giả tháo lắp trên thanh nâng đỡ
- Kiểm tra và điều chỉnh nền hàm và khớp cắn
- Đánh bóng lại hàm giả
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng và bảo trì hàm giả.

6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

6.1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

6.2. Sau khi điều trị

- Viêm quanh niêm mạc và viêm quanh Implant: điều trị viêm.
- Gãy Implant và hệ thống kết nối: Xử trí từng trường hợp cụ thể.