1. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị phục hồi khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương bằng ghép xương tự thân không nối mạch nuôi.
2. CHỈ ĐỊNH
- Khuyết hổng xương hàm dưới sau chấn thương
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép điều trị
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật hàm mặt.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
4.2. Phương tiện
4.2.1. Phương tiện và dụng cụ.
- Bộ phẫu thuật phần mềm
- Bộ phẫu thuật xương.
- Cưa cắt xương.
4.2.2. Thuốc và vật liệu
- Chỉ tự tiêu các số
- Chỉ nilon các số.
- Nẹp vít....
4.3. Người bệnh
- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị
4.4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
5.2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ
5.3. Các bước kỹ thuật
5.3.1. Sát khuẩn.
5.3.2. Vô cảm:
Gây mê toàn thân.
5.3.3. Sửa soạn vùng nhận:
- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế đường rạch vùng dưới hàm (đường rạch Risdon có hay không biến đổi).
- Tiêm thuốc co mạch tại chỗ.
- Rạch da vùng dưới hàm theo đường đã phác họa. Bóc tách da, cơ bám da cổ, cân cổ nông, buộc thắt động tĩnh mạch mặt, tiếp cận ổ gãy xương, chú ý bóc tách không làm rách niêm mạc miệng.
- Lấy bỏ phần xương gãy vụn.
- Dùng cưa xương hoặc các mũi mài sửa soạn các đầu xương hàm 2 phía chuẩn bị nhận xương ghép.
- Cầm máu.
- Che phủ vùng nhận bằng gạc tẩm nước muối sinh lý.
5.3.4. Phẫu thuật lấy xương ghép:
- Xác định vùng lấy xương ghép.
- Dùng bút chuyên dụng vẽ đường rạch trên da vùng cho xương có kích thước và hình dạng phù hợp với khuyết hổng.
- Rạch da và mô dưới da theo đường vẽ thiết kế.
- Bóc tách bộc lộ xương.
- Dùng cưa cắt lấy xương ghép sao cho kích thước phù hợp với khuyết hổng.
- Cầm máu.
- Khâu đóng vùng xương theo các lớp giải phẫu.
5.3.5. Ghép xương và tạo hình khuyết hổng:
- Cố định 2 hàm đúng khớp cắn dựa theo các răng còn lại.
- Sửa soạn xương đã lấy theo hình dáng xương hàm vùng khuyết hổng.
- Đặt xương vào vùng nhận
- Cố định xương bằng nẹp tái tạo và vít 10-14mm tương ứng nẹp.
- Cầm máu.
- Đặt dẫn lưu kín
- Khâu phục hồi theo lớp giải phẫu
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
6.2. Sau phẫu thuật
- Sai khớp cắn: Cần kiểm tra, cố định hai hàm vững trước khi đặt nẹp và vít
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến