Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng.

Tại sao hay xẩy ra cháy trong bệnh viện? Cách phòng chống cháy nổ tại bệnh viện

DrVDT

Cháy nổ trong bệnh viện là vấn đề nghiêm trọng vì nơi đây tập trung nhiều bệnh nhân, nhân viên. Tuy nhiên bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ cháy nổ hơn chúng ta tưởng.

1. Nguyên nhân gây cháy trong bệnh viện

- Thiết bị điện quá tải: Hệ thống điện sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc, có thể gây chập điện.

- Sử dụng máy móc y tế: Các thiết bị y tế như máy thở, lò hấp tiệt trùng, và máy phân tích thường hoạt động liên tục và có thể sinh nhiệt cao.

- Hóa chất dễ cháy: Một số hóa chất, cồn và khí y tế (oxy) rất dễ bắt lửa nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách.

- Sơ suất trong bếp và khu vực dinh dưỡng: Khu bếp có thể xảy ra cháy từ dầu mỡ hoặc thiết bị đun nấu.

- Hút thuốc không đúng nơi quy định: Một số người bệnh hoặc nhân viên có thể hút thuốc lén trong khu vực cấm.

- Thiếu bảo dưỡng hệ thống điện và phòng cháy chữa cháy: Hệ thống cũ kỹ không được kiểm tra định kỳ dễ gây chập cháy hoặc hoạt động kém hiệu quả khi có sự cố.

2. Nhiều rủi ro do con người

- Nơi tập trung nhiều người: Có nhiều người lạ, tập trung cùng một nơi trong thời gian ngắn. Việc này dẫn đến tuân thủ các quy định phòng chống cháy nổ gặp khó khăn.

- Có nhiều nhu cầu phức tạp trong bệnh viện: ngoài nhu cầu khám và điêu trị, trong bệnh viện còn là nơi có các nhu cầu sinh hoạt như cộng đồng như ăn uống, giải trí. Các hoạt động này thường diễn ra trong điều kiện khó đảm bảo an toàn cháy nỏ như tại nhà hay trong môi trường được thiết kế riêng.

- Mọi người ít quan tâm đến cháy nổ: Vì mục đích chính là khám chữa bệnh, nên tâm lý chủ quan không xem trọng việc phòng chống cháy nổ của mọi người.

3. Các biện pháp phòng chống cháy nổ trong bệnh viện

3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

- Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ: Bảo trì hệ thống điện và thiết bị y tế theo kế hoạch định kỳ.

- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động: Cảm biến khói, nhiệt và hệ thống phun nước tự động cần được lắp đặt ở các khu vực trọng yếu.

- Kiểm soát sử dụng khí oxy: Đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển, bảo quản và sử dụng bình khí y tế.

3.2. Đào tạo và nâng cao ý thức phòng cháy

- Tập huấn cho nhân viên: Đào tạo nhân viên về kỹ năng xử lý khi xảy ra sự cố cháy và cách sử dụng bình chữa cháy.

- Diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ: Tổ chức các buổi diễn tập để đảm bảo nhân viên và bệnh nhân biết cách ứng phó khi có cháy.

- Hướng dẫn bệnh nhân và khách: Khuyến khích bệnh nhân và người thân tuân thủ các quy định an toàn, như không hút thuốc.

3.3. Tổ chức và quản lý rủi ro

- Khu vực riêng cho vật liệu dễ cháy: Các hóa chất và khí dễ cháy cần được lưu trữ trong khu vực an toàn và có biển cảnh báo.

- Khu vực bếp an toàn: Đảm bảo quy trình an toàn trong khu dinh dưỡng và bếp ăn bệnh viện, sử dụng thiết bị đun nấu an toàn và bảo dưỡng chúng thường xuyên.

3.4. Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp

- Lập sơ đồ thoát hiểm rõ ràng: Bố trí các lối thoát hiểm dễ tiếp cận và có chỉ dẫn cụ thể.

- Trang bị đủ bình chữa cháy và thiết bị thoát hiểm: Đặt các bình chữa cháy ở vị trí dễ thấy và dễ lấy.

- Hợp tác với cơ quan PCCC: Phối hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC địa phương để sẵn sàng hỗ trợ khi có sự cố.

Tham khảo thêm

Cháy kho vật tư của Bệnh viện Đức Giang

clbv

Hà Nội - Kho vật tư và nhà ăn rộng hơn 100 m2 của Bệnh viện Đức Giang ở quận Long Biên bốc cháy khoảng một tiếng, tối 10/10.

Khoảng 21h, lửa xuất phát từ cuối kho vật tư, sau 15 phút lan hết kho và nhà ăn một tầng, lợp tôn nằm cạnh cổng ra vào Bệnh viện Đức Giang, phố Trường Lâm, phường Đức Giang, quận Long Biên.

Tiết trời hanh khô, kho chứa thuốc, cồn nên lửa bốc lên ngùn ngụt kèm cột khói lớn.

Khoảng 10 phút sau khi lửa bùng lên, bốn xe cứu hỏa của Công an quận Long Biên được điều động tới hiện trường, tới 22h dập tắt đám cháy.

Phòng chống cháy nổ tại kho vật tư thiết bị y tế

DrVDT

Thời gian qua có một số vụ cháy bệnh viện, xuất phát từ kho vật tư thiết bị y tế. Do đặc thù của vật tư thiết bị nên kho này có nhiều rủi ro cháy nổ. Bệnh viện cần hết sức quan tâm để đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên.

1. Nguyên nhân gây cháy nổ trong kho vật tư y tế

- Thiết bị điện gặp sự cố: Đường dây điện cũ, ổ cắm kém chất lượng, hoặc sử dụng nhiều thiết bị đồng thời dễ gây chập cháy.

- Chất dễ cháy: Một số vật tư như cồn y tế, oxy, khí gây mê, và hóa chất rất dễ bắt lửa hoặc phát nổ nếu không được bảo quản đúng cách.