1. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ sẹo và che phủ khuyết phần mềm bằng vạt da vi phẫu.
2. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp sẹo xấu rộng vùng cổ, mặt không thể che phủ bằng vạt tại chỗ và lân cận.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: kíp phẫu thuật từ 4-6 phẫu thuật viên tạo hình vi phẫu.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
- Hồi tỉnh: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng hồi tỉnh.
4.2. Phương tiện
Phục vụ phẫu thuật:
- Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài
- Bộ dụng cụ phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ mạch máu
- Bộ dụng cụ vi phẫu
- Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu.
- Bông băng, gạc
- Kính vi phẫu
Gây mê:
- Máy mê
- Máy giữ nhiệt độ cho người bệnh
- Bơm tiêm điện
4.3. Người bệnh
Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu, bao gồm:
- Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: Tim mạch, tiểu đường...Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Bảo quản phần da đầu đứt rời trong nước đá đúng quy cách, cạo tóc.
- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa thông thường.
4.4. Thời gian phẫu thuật
Từ 8-12h
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Tư thế
Nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ.
5.2. Vô cảm
Gây mê toàn thân
5.3. Kĩ thuật
Kíp 1:
+ Rạch da theo đường thiết kế
+ Bóc tách vạt da kèm theo động mạch và tĩnh mạch
Kíp 2:
+ Rạch da theo đường thiết kế
+ Cắt bỏ sẹo
+ Chuẩn bị mạch nhận
+ Tiến hành cắt rời vạt da, chuyển đến vùng nhận
+ Khâu cố định vạt
+ Nối động mạch và tĩnh mạch giữa nơi cho và nơi nhận dưới kính vi phẫu bằng Nylon 9.0 hoặc 10.0
+ Khâu dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
+ Băng ép nhẹ
6. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
6.1. Theo dõi
- Toàn trạng: Mạch, huyết áp, hô hấp, Công thức máu...
- Theo dõi vạt: Doppler 60 phút/lần (nếu có) trong 48h đầu, 6 lần/ngày trong 5 ngày tiếp theo và 1 lần/ngày từ ngày thứ 7 đến khi ra viện. Màu sắc, hồi lưu, nhiệt độ...
- Sử dụng Heparin bơm tiêm điện 05-07 ngày sau phẫu thuật.
- Theo dõi chảy máu vạt và nơi cho vạt.
- Theo dõi vận động, cảm giác nơi cho vạt.
6.2. Biến chứng
- Chảy máu: theo dõi công thức máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Hoại tử ướt: thay băng không cải thiện thì cắt bỏ
- Hoại tử khô: thay băng
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến