Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Dẫn lưu bàng quang, đặt tuteur niệu đạo

1. ĐẠI CƯƠNG

- Phẫu thuật đặt tuteur niệu đạo là phương pháp điều trị đứt niệu đạo sau độ 4 do vỡ xương chậu. Mục đích của đặt tuteur niệu đạo để giúp định hướng hai đầu niệu đạo lại gần nhau tạo điều kiện cho niệu đạo sau liền theo một trục để niệu đạo tự liền và tạo điều kiện can thiệp cắt mở nội soi theo đường niệu đạo sau này.
- Đây là phẫu thuật cấp cứu.

2. CHỈ ĐỊNH

Đứt niệu đọan sau độ 4: hai đầu niệu đạo di lệch hoàn toàn

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

- Kíp mổ: 1 bác sĩ phẫu thuật, 2 bác sĩ phụ mổ,
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê, 1 chạy ngoài

4.2. Phương tiện dụng cụ

Dụng cụ: bộ phẫu thuật bụng thông thường; chỉ vircryl 3/0, 8 sợi; chỉ đóng thành bụng: vircryl 1/0, 1 sợi, Daifilon 3/0, 4 sợi. Một bộ thông đái: Thông đái và túi nước tiểu, 1 sợi chỉ Vircryl 3/0.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Tư thế

Nằm ngửa, sản khoa

5.2. Vô cảm

Nội khí quản hoặc tê tủy sống

5.3. Các thì phẫu thuật

- Mở bụng đường trắng giữa dưới rốn
- Mở vào bàng quang
- Đặt ống thông plastique hay tốt nhất là ống thông đái silicon từ lỗ niệu đạo vào bàng quang. Cố định ống thông lên thành bụng. Rút ống thông sau 2 - 3 tuần sau khi xương chậu can xơ và ổn định
- Dẫn lưu bàng quang bằng ống thông Petzer
- Dẫn lưu khoang Retzius

6. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

Chảy máu trong bàng quang. Bơm rửa bàng quang, có thể truyền rửa bàng quang liên tục.