Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật giải áp thần kinh cho người bệnh phong

1. ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật giải áp thần kinh là thủ thuật nhằm làm giảm áp lực trong dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép do phản ứng viêm trong cơn phản ứng phong hoặc viêm thần kinh đơn thuần do phong.

2. CHỈ ĐỊNH

Viêm dây thần kinh trong bệnh phong: 
- Hiện tượng chèn ép nhiều: thần kinh to, người bệnh đau nhức nhiều.
- Không đáp ứng với điều trị corticoid sau 2-4 tuần.
- Liệt vận động hay cảm giác tiến triển mặc dù đang điều trị corticoid thích hợp.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: 1 người
- Bác sĩ gây mê phụ trách tê vùng: 1 người
- Bác sĩ phụ mổ: 1 người
- Điều dưỡng viên: 1 người

4.2. Dụng cụ

- Bàn mổ.
- Bàn dụng cụ.
- Dao điện (để cầm máu).
- Bộ dụng cụ phẫu thuật giải áp thần kinh gồm: 
+ Dao mổ: số 23 (cắt da), số 15 (cắt mô dưới da).
+ Kẹp cầm máu: 4 cái
+ Kẹp phẫu tích: 2 cái
+ Kìm cặp kim: 1 cái
+ Kéo: 1 cái
+ Kìm gặm xương
- Thuốc và vật tư tiêu hao: 
+ Dung dịch sát khuẩn: Povidin 10%.
+ Dung dịch nước NaCl 9‰.
+ Thuốc tê: xylocain 1%: 1-2 ống
+ Gạc vô khuẩn: 3 cái
+ Bơm tiêm 5ml: 3 cái
+ Chỉ khâu: 1 sợi (khâu da chỉ nylon hay ethylon 4.0; khâu niêm mạc: chỉ vicryl hay catgut 4.0).
- Tấm vải (vô khuẩn) phủ vùng mổ (bằng vải hay bằng giấy): 4 cái
- Áo mố: 4 cái
- Găng vô khuẩn: 4 đôi

4.3. Người bệnh

- Tư vấn và giải thích cho người bệnh: 
+ Tình trạng bệnh.
+ Sự cần thiết phải phẫu thuật giải áp dây thần kinh.
+ Các bước thực hiện.
+ Các biến chứng có thể có.
+ Chi phí (miễn phí).
- Kiểm tra: 
+ Tình trạng phản ứng phong, sự hoạt tính của bệnh.
+ Hỏi tiền sử dị ứng của người bệnh: đặc biệt với thuốc tê.
+ Các bệnh rối loạn đông máu.
+ Sử dụng các thuốc chống đông.
+ Các bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.
+ Hỏi tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.
+ Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

4.4. Hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra chỉ định của bác sĩ: hồ sơ bệnh án, phiếu duyệt mổ, giấy cam đoan phẫu thuật của người bệnh.
- Kiểm tra phiếu xét nghiệm.
- Các thuốc đã dùng.
- Kiểm tra tình trạng máu chảy, máu đông.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Chuẩn bị người bệnh

- Tư thế người bệnh tùy thuộc thần kinh phẫu thuật, thoải mái, thuận lợi cho việc tiến hành thủ thuật.
- Bộc lộ rộng vùng phẫu thuật.

5.2. Người thực hiện

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

5.3. Vô cảm

Tê vùng hay gây tê đám rối thần kinh.

5.4. Tiến hành thủ thuật

- Sát khuẩn.
- Trải tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ.
- Rạch da dọc theo đường đi của dây thần kinh. Chiều dài của đường rạch da phụ thuộc vào mức độ và vị trí của dây thần kinh bị viêm.
- Qua da, tổ chức dưới da, cân nông, dây chằng bộc lộ dây thần kinh.
- Khảo sát mức độ viêm và mức độ chèn ép của dây thần kinh.
- Dùng bơm tiêm bơm dung dịch nước muối 9% (thường dùng lidocain 2%) vào trong bao thần kinh để bóc tách bao thần kinh và các bó sợi thần kinh.
- Dùng kéo đầu tù bóc tách bao thần kinh và cắt bỏ ít nhất là 1/3 chu vi của bao.
Lưu ý: 
- Khi cắt bỏ bao xơ để lại phải có các mạch máu nuôi của dây thần kinh.
- Đối với thần kinh trụ ở vùng khuỷu tay, sau khi giải áp bao xơ, có thể cắt bỏ mỏm trên ròng rọc hay chuyển dây thần kinh ra phía trước lồi cầu trong.
- Đối với dây thần kinh giữa ở vị trí cổ tay, nên cắt bỏ một phần dây chằng vòng cổ tay.
- Kiểm tra cầm máu. Nếu chảy máu, cầm máu bằng dao điện.
- Khâu tổn khuyết: khâu hai lớp, mũi rời.
- Lau sạch thương tổn bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Băng thương tổn bằng gạc vô khuẩn.
- Nẹp bột cố định tùy thuộc vào vị trí phẫu thuật dây thần kinh.

6. THEO DÕI

- Chảy máu.
- Chèn ép.
- Nhiễm khuẩn.
- Thay băng hàng ngày.
- Cắt chỉ sau 7 ngày đối với sinh thiết da.

7. XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Choáng phản vệ.
- Chảy máu.
- Chèn ép.
- Nhiễm khuẩn.