Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Bài 35: Động kinh

1. ĐỊNH NGHĨA

- Cơn động kinh là biểu hiện lâm sàng xảy ra do sự phóng điện bất thường, kịch phát và quá mức của một nhóm neuron ở não. Biểu hiện trên lâm sàng là các triệu chứng xảy ra đột ngột, tạm thời liên quan đến vùng vỏ não bị phóng điện bao gồm biến đổi ý thức, vận động, cảm giác, tự động hoặc tâm thần.
- Động kinh là sự tái diễn từ hai cơn động kinh trở lên cách nhau trên 24 giờ, không phải do sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hóa, ngừng thuốc hay ngừng rượu đột ngột gây ra.

2. NGUYÊN NHÂN

Các tổn thương thực thể hoặc các rối loạn chuyển hóa của não đều có thể gây nên cơn động kinh như: chấn thương sọ não, u não, bệnh lý tai biến mạch máu não, nhiềm khuẩn nội sọ: áp xe não, viêm não, viêm màng não, nguyên nhân di truyền….
Nguyên nhân động kinh tuỳ theo lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh: ngạt lúc sinh, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và rối loạn chuyển hoá khác…
- Trẻ em: động kinh nguyên phát, bại não, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh di truyền, chấn thương…
- Người lớn: động kinh nguyên phát, chấn thương sọ não, bệnh mạch máu não, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống, …
- Người già: Người trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn não, xơ cứng mạch máu não, teo não, đặc biệt cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định:

Dựa vào lâm sàng kết hợp với biến đổi điện não đồ, “không chẩn đoán động kinh nếu lâm sàng không có cơn”.

3.1.1. Phân loại động kinh theo phân loại quốc tế các cơn động kinh (1981)

a. Cơn cục bộ

Cơn cục bộ đơn giản (không có rối loạn ý thức)

+ Với các triệu chứng vận động: cục bộ vận động, cục bộ vận động với hành trình jackson, cơn quay mắt quay đầu.

+ Với các triệu chứng cảm giác hoặc giác quan: rối loạn cảm giác bản thể, ảo thị giác, ảo khứu giác, cơn chóng mặt

+ Với các dấu hiệu hoặc triệu chứng thần kinh thực vật

+ Với các triệu chứng tâm thần: rối loạn các chức năng thần kinh cao cấp, ít khi biến đổi ý thức.

+ Rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc…

Cơn cục bộ phức tạp (có rối loạn ý thức)

+ Khởi phát cục bộ đơn giản, tiếp theo là cục bộ phức tạp

+ Khởi phát là rối loạn ý thức: rối loạn ý thức với các biểu hiện tự động

Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát:

+ Cơn cục bộ đơn giản tiến triển sang toàn bộ hóa thứ phát

+ Cơn cục bộ phức tạp tiến triển sang toàn bộ hóa thứ phát

+ Cơn cục bộ đơn giản tiến triển sang cơn cục bộ phức tạp rồi toàn bộ hóa thứ phát.

b. Cơn toàn bộ

Cơn vắng ý thức:

Cơn vắng ý thức điển hình:

+ Rối loạn ý thức đơn thuần

+ Kèm theo yếu tố giật cơ

+ Kèm theo yếu tố mất trương lực

+ Kèm theo yếu tố tăng trương lực

+ Kèm theo biểu hiện tự động

+ Kèm theo yếu tố thực vật

Cơn vắng ý thức không điển hình:

+ Biến đổi trương lực nặng hơn cơn vắng ý thức điển hình

+ Khởi phát và/ hoặc kết thúc ít đột ngột

 

Cơn toàn bộ cơn lớn

+ Cơn giật cơ

+ Cơn giật

+ Cơn có cứng

+ Cơn co cứng-co giật

 

+ Cơn mất trương lực

+ Cơn chưa phân loại

+ Trạng thái động kinh

c. Cơn chưa phân loại 
d. Trạng thái động kinh

3.1.2. Phân loại động kinh theo phân loại quốc tế các cơn động kinh năm 1989

a. Động kinh và hội chứng cục bộ
Nguyên phát:
- Động kinh lành tính ở trẻ em có nhọn trung tâm – thái dương. 
- Động kinh ở trẻ em có kịch phat vùng chẩm.
- Động kinh tiên phát khi đọc.
Triệu chứng:
- Động kinh cục bộ liên tục tiến triển mạn tính ở trẻ em.
- Hội chứng có đặc điểm là các cơn do các phương thức đặc hiệu thúc đẩy gây ra.
- Các hội chứng khác theo khu trú hoặc nguyên nhân.
- Động kinh thuỳ thái dương
- Động kinh thuỳ trán
- Động kinh thuỳ chẩm Động kinh thuỳ đỉnh. 
Căn nguyên ẩn:
b. Động kinh và hội chứng động kinh toàn bộ 
- Nguyên phát (khởi phát liên quan đến tuổi) Co giật sơ sinh lành tính gia đình
- Cơ giật sơ sinh lành tính.
- Động kinh giật cơ lành tính tuổi thơ. 
- Động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ em. 
- Động kinh cơn vắng ý thức thiếu niên. 
- Động kinh giật cơ thiếu niên
- Động kinh cơn lớn lúc tỉnh giấc
- Động kinh toàn bộ nguyên phát (không nêu ở trên).
- Động kinh với các cơn do các phương thức đặc hiệu thúc đẩy gây ra (động kinh do ánh sáng).
- Căn nguyên ẩn và/hoặc triệu chứng: Hội chứng West (co thắt gấp trẻ em). 
- Hội chứng Lennox – Gastaut
- Động kinh với cơn giật cơ - mất trương lực. 
- Động kinh với cơn vắng ý thức giật cơ.
- Động kinh triệu chứng: Không có nguyên nhân đặc hiệu, có thể gặp
- Bệnh não giật cơ sớm.
- Bệnh não động kinh trẻ em sớm.
- Động kinh toàn bộ triệu chứng (không nêu ở trên).
c. Động kinh và hội chứng không xác định được cục bộ hay toàn bộ:
- Với cơn toàn bộ và cục bộ:
- Cơn động kinh sơ sinh
- Động kinh giật cơ nặng tuổi thơ.
- Động kinh có nhọn – sóng liên tục khi ngủ.
- Động kinh thất ngôn mắc phải (hội chứng Laudau - Kleffner).
- Các động kinh khác không rõ cục bộ hay toàn bộ (không nêu ở trên).
- Không rõ đặc điểm cục bộ hoặc toàn bộ. 
- Cơn liên quan đến một trạng thái
- Cơ giật do sốt cao.
- Cơn chỉ xảy ra trong bối cảnh của rối loạn chuyển hoá cấp. 
- Cơn đơn độc hoặc động kinh liên tục đơn độc

3.1.3. Phân loại động kinh theo (ICD 10 - 1992):

G.40. Động kinh
G.40.0: Động kinh cục bộ vô căn
G.40.1: Động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ đơn giản. 
G.40.2: Động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ phức tạp. 
G.40.3: Động kinh toàn thể vô căn
G.40.4: Động kinh toàn thể khác.
G.40.5: Những hội chứng động kinh đặc biệt 
G.40.6: Những cơn lớn không biệt định. 
G.40.7: Những cơn nhỏ không biệt định. 
G40.8: Động kinh khác
G40.9: Động kinh không biệt định
G41: Trạng thái động kinh.

3.1.4. Cận lâm sàng

a. Điện não đồ: là công cụ đặc hiệu xác định cơn, loại cơn, vị trí ổ động kinh. Điện não đồ có thể ghi trong cơn hoặc ngoài cơn. Tùy theo thể bệnh mà có thể ghi điện não đồ chuẩn hoặc điện não đồ liên tục 24 giờ, điện não đồ video…
b. Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, di truyền, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh
Trong một số trường hợp chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não… tìm nguyên nhân, theo dõi trong quá trình điều trị.
Lưu huyết não điện tim, các trắc nghiệm tâm lý
Các xét nghiệm cơ bản khác: huyết học, sinh hoá chức năng gan, thận…

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Cơn co giật phân ly (Hysteria): là rối loạn do căn nguyên tâm lý. Trong cơn bệnh nhân co giật, dẫy dụa hoặc cố uốn cong người lên, không mất ý thức, cơn thường kéo dài, không định hình, khám thần kinh bình thường, điện não đồ không có bất thường.
Cơn ngất (Syncopa): Bệnh nhân mất ý thức ngắn, không có triệu chứng thần kinh, xảy ra do căn nguyên về tim mạch, có thể gặp: ngất do rối loạn nhịp tim: nhịp tim đập quá chậm (< 15 lần/phút) hoặc ngừng tim hoàn toàn trong 1 – 2 phút, phân ly nhĩ thất hoàn toàn; ngất do kích thích xoang động mạch cảnh hoặc dây thần kinh phế vị; ngất do giảm huyết áp tư thế đứng. Điện não đồ bình thường.
Co giật do hạ canxi máu (tetanie): hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Biểu hiện là co cơ cục bộ hoặc toàn bộ, đặc biệt là co các cơ ở bàn tay tạo tư thế bàn tay sản khoa, có dấu hiệu Chvostek và nghiệm pháp gây co thắt cơ ở bàn tay khi garo tay khoảng 10 – 15 phút. Xét nghiệm máu thấy canxi máu giảm. Điện não đồ không có sóng động kinh điển hình.
Cơn hạ đường huyết: xảy ra lúc đói, chẩn đoán dựa vào định lượng đường huyết.
Cơn migraine, cơn co giật do sốt cao ở trẻ em.....

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị căn nguyên: Trong các trường hợp có căn nguyên thì phải điều trị căn nguyên nếu có thể, ví dụ các căn nguyên như u não, máu tụ, dị dạng mạch máu não…
Điều trị triệu chứng
Chỉ điều trị thuốc kháng động kinh khi đã xác định chắc chắn loại cơn và hội chứng động kinh
Chọn các thuốc đặc trị cho từng loại cơn theo thứ tự ưu tiên, thường bắt đầu bằng đơn trị liệu, dùng liều thấp tăng dần để đạt tới liều tác dụng (cắt được cơn), sau đó duy trì liều hàng ngày. Khi sử dụng liều một thuốc đã cao mà không cắt được cơn thì phải đổi thuốc, giảm dần dần thuốc cũ, tăng dần thuốc mới không bỏ thuốc cũ đột ngột.
Nếu liệu trình đơn trị liệu không cắt được cơn thì sử dụng đa trị liệu, thường là 2 loại, ít khi 3 loại. Nếu đã dùng 3 loại mà vẫn không cắt được cơn thì là cơn kháng thuốc, nên tìm hiểu lại chẩn đoán, chọn thuốc sai hay do bệnh nhân bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị.
Theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các tác dụng phụ của thuốc để kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Không nên kết hợp hai loại thuốc cùng loại với nhau (ví dụ Phenobarbital với Primidon, v.v...).
Có kế hoạch kiểm tra định kỳ: điện não đồ, xét nghiệm máu, các chức năng gan, thận của bệnh nhân.
Tuỳ theo từng trường hợp, ngoài thuốc bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.

4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị

4.2.1. Điều trị bằng thuốc: 

Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
Các thuốc kháng động kinh cổ điển: 


Ngoài ra một số thuốc kháng động kinh đang được nghiên cứu: Logisamon, remacemid, pregabalin…
Điều trị các rối loạn tâm thần, các bệnh cơ thể đồng diễn…
Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức,
Dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng, vitamin và yếu tố vi lượng, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…

4.2.2. Điều trị phẫu thuật

Chỉ định:
Động kinh kháng thuốc
Động kinh cục bộ ổ khu trú nhỏ
Động kinh cục bộ toàn thể hóa

4.2.3. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Vì thuốc kháng động kinh có thể gây dị tật thai nhi và bài tiết qua sữa mẹ nên phải thận trọng khi sử dụng các thuốc kháng động kinh cho phụ nữ có thai và cho con bú.

2. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Động kinh là bệnh mạn tính, tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa thì bệnh nhân có tiên lượng tốt:
Khoảng 60% bệnh nhân điều trị ban đầu hoàn toàn có hiệu quả cắt được cơn, 40% số bệnh nhân còn lại vẫn còn cơn co giật, cần có các biện pháp điều trị thay thế.
Có thể ngừng thuốc khi: cắt cơn được từ 2,5-5 năm kể từ cơn cuối cùng. Khi ngừng thuốc một số bệnh nhân tái phát cơn thì phải điều trị lại, có thể phải uống thuốc suốt đời.
Có thể gặp những biến chứng hoặc tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt khi bệnh nhân lên cơn co giật, động kinh do suy giảm ý thức trong các cơn động kinh, mất khả năng của các động tác hữu ý. Đặc biệt khi cơn kéo dài có thể làm tổn thương não, khiến não thiếu oxy, tắc nghẽn đường thở, kèm theo là những biến đổi tâm lý mặc cảm, tự ti khi mang bệnh.

3. PHÒNG BỆNH: 

Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Phụ nữ mang thai khám thai định kì, phòng ngừa chấn thương hay tổn thương não của trẻ khi sinh và khi trẻ lớn
Tiêm phòng để tránh các bệnh tổn thương não: viêm não Nhật Bản B….
Khi được chẩn đoán và điều trị người bệnh phải tuân thủ điều trị, không dừng đột ngột để tránh nguy cơ tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tiếng Việt) 

1. Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội (2016), Bài giảng tâm thần học. Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội (2000), Rối loạn tâm thần thực tổn. Tập bài giảng dành cho sau đại học.
3. Bộ môn Tâm thần & Tâm lý y học, Học viện Quân y (2007), Tâm thần học và tâm lý học. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
4. Học viện Quân Y (2016), Giáo trình bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Tổ chức Y tế thế giới (1992), “Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi ICD-10”;WHO, Geneva 1992.
6. Tổ chức Y tế thế giới (1992). ICD-10 Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi-Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu, (biên dịch) Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. David A., et al (2010), Tâm thần học người già, Nhà xuất bản Y học, 2014. Sách dịch Nguyễn Kim Việt biên dịch
8. Eduard V. (2009), Rối loạn lưỡng cực trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Kaplan & Sadock (2013). Rối loạn sự phát triển lan tỏa, Tóm lược Tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên, Sách dịch, Nhà xuất bản Y học
10. Trần Hữu Bình (2016), Giáo trình bệnh học tâm thần: Giai đoạn trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Lê Quang Cường (2005), “Động kinh”, Nhà xuất bản Y học.
12. Cao Tiến Đức (2017), “Động kinh: các rối loạn tâm thần trong động kinh và điều trị”, Nhà xuất bản Y học, trang 9-15.
13. Trần Viết Nghị (2000), Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội.
14. Trần Viết Nghị, Nguyễn Minh Tuấn (1995), “Điều trị nghiện ma túy bằng thuốc hướng thần”, kỷ yếu Hội nghị khoa học về các phương pháp điều trị nghiện ma túy, Bộ Y tế, Viện sức khỏe tâm thần.
15. Nguyễn Viết Thiêm (2000), Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội, 103-111.
16. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Giáo trình Bệnh học Tâm thần, Nhà xuất bản Y học.
17. Nguyễn Minh Tuấn (2004). Nghiện Heroin, Các phương pháp điều trị, Nhà xuất bản Y học.
18. Nguyễn Minh Tuấn (2004), Chẩn đoán và điều trị trạng thái lệ thuộc (Nghiện), Nhà xuất bản Y học.
19. Nguyễn Kim Việt (2016), Giáo trình bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Nguyễn Kim Việt (2000), Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội.
21. Nguyễn Kim Việt (2000), Rối loạn tâm thần thực tổn, Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Nguyễn Kim Việt, Nguyễn Văn Tuấn (2016), “Giáo trình bệnh học tâm thần”, Bộ môn Tâm thần trường đại học y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,, trang 74-79.
Tiếng Anh
1. The British Association for Psychopharmacology (2011). Evidence-based guidelines for the pharmacological treatment of schizophrenia: recommendations from the British Association for Psychopharmacology. J Psychopharmacol (Oxf), 25(5), 567–620.
2. The National Institute for Health and Care Excellence (NICE) (2014).
Psychosis and schizophrenia in adults: prevention and management. NICE guideline. CG178, 5-46.
3. The National Institute for Health and Care Excellence (2014). Bipolar disorder: the assessment and management of bipolar disorder in adults, children and young people in primary and secondary care. September 2014.
4. The National Institute for Health & Care Excellence - NICE (2010). The Treatment and Management of Depression in Adults (updated edition). National Clinical Practice Guideline 90, 2010.
5. NICE (2012), “Epilepsies: diagnosis and management ”, NICE guidelines.
6. Abdul S. K., Manjula M, Paulomi M. S., et al (2013), “Cognitive Behavior Therapy for Patients with Schizotypal Disorder in an Indian Setting: A Retrospective Review of Clinical Data”, the German Journal of Psychiatry, pp 1-7.
7. Addington D., Abidi S., Garcia-Ortega I., et al. (2017). Canadian Guidelines for the Assessment and Diagnosis of Patients with Schizophrenia Spectrum and Other Psychotic Disorders. Can J Psychiatry, 62(9), 594–603.
8. American Psychiatric Association (1994), “Amphetamine-type stimulants” Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders”, Fourth Edition, DSM- IV. Washington, DC
9. American Psychiatric Association (2013). Alcohol-Related Disorders, Diagnostic and statistical manual of mental disorders DSM-5, American Psychiatric Publishing, 490-503.
10. American Psychiatric Association (2013). Opioid dependence. Diagnostic and statistical manual of mental disorders DSM-5, American Psychiatric.
11. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders DSM-IV.
12. Apurv K., Pinki D., Abdul K. (1997), “Treatment of acute and transient psychotic disorders with low and high doses of oral haloperidol”, Indian Journal of Psychiatry, pp 2-8
13. American psychiatric association (2010). Practice guideline for the Treatment of Patients With Schizophrenia, Second Edition. 184.
14. Andreas M. (2012), “Schizoaffective Disorder”, Korean J Schizophr Res, pp 5-12.
15. American Psychiatric Association (1994). The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition.
16. Babalonis S, Haney M, Malcolm R.J, et al (2017). Oral cannabidiol does not produce a signal for abuse liability in frequent marijuana smokers. Drug Alcohol Depend. 172, 9-13.
17. Benjamin J. S, Virginia A. S, Pedro R (2017). Substance-Related Disorders, Kapland & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, Vol. 1.
18. Benjamin J. S., Virginia A. S. (2007), “Substance-Related Disorders- Amphetamine (or Amphetamine-like) Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry”, Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins (2007)
19. Bergamaschi M.M, Queiroz R.H.C, Zuardi A.W., et al (2011). Safety and side effects of cannabidiol, a Cannabis sativa constituent. Curr Drug Saf. 6(4), 237-249.
20. Benzoni O., Fàzzari G., Marangoni C., Placentino A., Rossi A. (2015), “Treatment of resistant mood and schizoaffective disorders with electroconvulsive therapy: a case series of 264 patients”, Journal of Psychopathology, pp 266-268.
21. Daniel R. R., Larry J. S., et al (2014), “Schizotypal personality disorders: a current review”, New York, pp 1-10.
22. Dervaux A.M. (2010). Influence de la consommation de substances sur l émergence et l évolution des troubles psychotiques: le cas du cannabis. La these doctotraie, Universit e Pierre et Marie Curie - Paris VI, Paris, France.
23. Dieter S., Steven C. S. (2014). “Drug treatment of epilepsy in adults ”, BMJ, p2-19.
24. Early Psychosis Guidelines Writing Group (2010). Australian clinical guidelines for early psychosis 2nd Edition. Natl Cent Excell Youth Ment Health Melb, 2, 4–24.
25. Elisa C., Amir H. C., Peter B. (2009), “Treatment of Schizoaffective Disorder”, Psychiatry (Edgemont),p 15-17.
26. Felix-Martin W., Rafael C., (2016), “Current Treatment of Schizoaffective Disorder According to a Neural Network”, Neural Network. J Cytol Histol, pp 2-5
27. Gary R., Donald A., Wiliam H., et al (2017), “Guideline for the pharmacotherapy of schizophrenia in adul”, The canadian journal of schiatry, pp 605-612.
28. Galletly C., Castle D., Dark F., et al. (2016). Royal Australian and New Zealand College of Psychiatrists clinical practice guidelines for the management of schizophrenia and related disorders. Aust N Z J Psychiatry, 50(5), 410–472.
29. Gautam S., Jain A., Gautam M., Vahia V. N., et al (2017). Clinical Practice Guidelines for the management of Depression. Indian J Psychiatry;59, Suppl
30. Grunze H., et al. (2009). The World Federation of Societies of Biological Psychiatry (WFSBP) Guidelines for the Biological Treatment of Bipolar Disorders.
31. Hasan A., Falkai P., Wobrock T., et al. (2012). World Federation of Societies of Biological Psychiatry (WFSBP) Guidelines for Biological Treatment of Schizophrenia, Part 1: Update 2012 on the acute treatment of schizophrenia and the management of treatment resistance. World J Biol Psychiatry, 13(5), 318–378.
32. Hasan A., Falkai P., Wobrock T., et al. (2013). World Federation of Societies of Biological Psychiatry (WFSBP) Guidelines for Biological Treatment of Schizophrenia, Part 2: Update 2012 on the long-term treatment of schizophrenia and management of antipsychotic-induced side effects. World J Biol Psychiatry, 14(1), 2–44.
33. Jakobsen K.D., Skyum E., Hashemi N., et al. (2017). Antipsychotic treatment of schizotypy and schizotypal personality disorder: a systematic review. J Psychopharmacol (Oxf), 31(4), 397–405.
34. Jinsoo C., Theo C. M. (2017), “Current Treatments for Delusional Disorder”, Psychiatry, pp 5-20
35. Jonathan K. B., Saeed F. (2012), “Acute and transient psychotic disorders: An overview of studies in Asia”, International Review of Psychiatry, pp 463-466
36. Jochim, J., Rifkin-Zybutz, R., Geddes, J., et al (2019). Valproate for acute mania. Cochrane Database of Systematic Reviews.
37. Kaplan & Sadock’s. Pocket Handbook of Psychiatric Drug Treatment
38. Kennedy S. H., Lam R. W., McIntyre R. S., et al (2016). Canadian Network for Mood and Anxiety Treatments (CANMAT) 2016 Clinical Guidelines for the Management of Adults with Major Depressive Disorder. The Canadian Journal of Psychiatry, 61(9), 540–560.
39. Krishna R.P., Jessica C., et al (2014), “Schizophrenia: overview and treatment options”, New York, pp 638-643.
40. Lakshmi N. Y., Sidnay H. K., Saga V. P., et al (2018). Canadian network for mood and anxiety treatments (CANMAT) and international society for bipolar disorders (ISBD) 2018 guidelines for the management of patient with bipolar disorder. Bipolar disorders; 20:97-170
41. Laskshmi N.Y., Sidney H. K. (2017). Kaplan and Sadock s Comprehensive Textbook of Psychiatry: Pharmacological treatment of depression and bipolar disorders, Wolters Kluwer.
42. Lakshmi N. Y., Sidney H. K., Saga V. P., et al (2018). Canadian network for mood and anxiety treatments (CANMAT) and international society for bipolar disorders (ISBD) 2018 guidelines for the management of patient with bipolar disorder. Bipolar disorders; 20:97-170
43. Loya M., Dubey V., Diwan S., Singh H. (2017), “Acute and transient psychotic disorder and schizophrenia: On a continuum or distinct? A study of cognitive functions”, International Journal of Medicine Research, pp-4-7.
44. Manschrec, Nealia L. K. (2006), “Recent Advances in the Treatment of Delusional Disorder”, The Canadian Journal of Psychiatry, pp-114-118
45. Marcos E. M. B., Hermes M. T. B. (2016), “Schizoaffective Disorder and Depression. A case Study of a patient from ceará, Brazil”, iMedPub Journals, pp1-8
46. Mesut Cetin (2015), “Treatment of Schizophrenia: Past, Present and Future”, Bulletin of Clinical Psychopharmacology, pp 96-98.
47. Michael S., Christina Z., Gerd B., (2011), “Prevalence of delusional disorder among psychiatric inpatients: data from the German hospital register”, Neuropsychiatry, pp 319-322.
48. MIMS neurology & psychiatry disease management guidelines
49. Rajiv Tandon (2018), “Pharmacological Treatment of Schizophrenia 2017-2018 Update Summary”, medicaidmentalhealth.org, pp 37-40.
50. 4. Robert E., et al (2014). Substance-Related and Addictive Disorders. The Americain Psychiatric Publishing Textbook of Psychiatry, 6 th, DSM-5 Edition, Bristish Library, USA, 735 – 814.
51. Rong C, Lee Y., Carmona N.E., et al (2017). Cannabidiol in medical marijuana: Research vistas and potential opportunities. Pharmacol Res. 121, 213-8.
52. Skelton M., Khokhar W.A., Thacker S.P. (2015). Treatments for delusional disorder. Cochrane Database Syst Rev.
53. Stahl S.M, Stein D.J, Lerer B (2012). Evidence based pharmacotherapy of illicit substance use disorders, Essential evidence based psychopharmacology
54. Stephen M.S., Dan J.S., Bernard L. (2012). Evidence based pharmacotherapy of illicit substance use disorders, Essential evidence based psychopharmacology.
55. Stahl S. M. (2009). Stahl s essential psychopharmacology: neuroscientific basis and practical implications: Cambridge University Press.
56. Stahl, S. M. (2013). Stahl's essential psychopharmacology: neuroscientific basis and practical applications, Cambridge University Press.
57. Vieta E., Berk M., Schulze T. G., et al (2018). Bipolar disorders. Nature Reviews Disease Primers, 4, 18008
58. Update 2009 on the Treatment of Acute Mania. The World Journal of Biological Psychiatry. 10(2); 85-116.