1. ĐẠI CƯƠNG
Nội soi can thiệp nhuộm màu là phương pháp nội soi có dùng chất màu nhuộm lớp niêm mạc ống tiêu hóa nhằm mục đích khu trú tổn thương, nhận rõ đặc điểm tổn thương, giúp làm rõ ranh giới các tổn thương ung thư.
Tùy thuộc vị trí niêm mạc ống tiêu hóa mà người ta sử dụng các chất nhuộm màu khác nhau.
2. CHỈ ĐỊNH
- Lugol có ái lực với tế bào biểu mô vẩy không sừng hóa như thực quản, lugol 1 - 4% bơm nhuộm 20 - 50 ml, tế bào biểu mô bình thường sẽ bị nhuộm màu đen hoặc nâu đen Chỉ định:
+ Ung thư thực quản (không bắt màu)
+ Barrett thực quản
+ Viêm thực quản trào ngược
- Nhuộm xanh Methylene, các tế bào ruột hoặc các tổn thương dị sản ruột sẽ được nhuộm bởi xanh Methylene, cơ chế là do chất này hấp thu tích cực vào tế bào, bình thường các tế bào được nhuộm màu xanh. Chỉ định:
+ Barrett thực quản (dị sản ruột)
+ Dị sản ruột trong dạ dày
+ Tổn thương ung thư dạ dày sớm (không bắt màu)
+ Celiac and tropical sprue
- Nhuộm Indigo carmine, bình thường các tế bào không nhuộm, đặc điểm tổn thương nhô ra tạo thành khe rãnh chứa chất nhuộm. Chỉ định:
+ Tổn thương thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng
+ Barrett thực quản
- Một số chất nhuộm màu khác như đỏ congo, đỏ phenol, xanh Toluidine
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp
- Tăng huyết áp chưa kiểm soát được
- Nghi ngờ thủng tạng rỗng
- Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ
- BN (người bệnh) trong tình trạng suy hô hấp
- BN suy tim nặng
- BN rối loạn tâm thần không hợp tác
- Chống chỉ định tương đối: tụt huyết áp HA tâm thu < 90mmHg.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện
- Bác sỹ: 01 bác sỹ đã có chứng chỉ tốt nghiệp nội soi tiêu hóa.
- Điều dưỡng: 02 điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật phụ giúp bác sĩ làm nội soi
4.2. Phương tiện
- 01 máy nội soi dạ dày hoặc máy nội soi đại tràng.
- Catheter bơm thuốc nhuộm: 1 dây cho mỗi loại chất nhuộm màu
- Thuốc nhuộm màu: Lugol 1 - 4%, xanh Methylene, Indigo carmine
- Máy theo dõi lifescope và dụng cụ cấp cứu: mặt nạ, bóng bóp, nội khí quản
- Thuốc mê và tiền mê: 2 ống midazolam 5mg, 2 ống fantanyl 0,1 mg, 2 ống propofol.
- 01 kìm sinh thiết
- 05 ống đựng bệnh phẩm
- 05 lam kính
- 02 bơm loại 20 ml
- 06 đôi găng tay
- 02 áo mổ
4.3. Người bệnh
Nhịn ăn chuẩn bị như quy trình nội soi thực quản dạ dày, hoặc được làm sạch đại tràng như quy trình nội soi đại trực tràng.
4.4. Hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra không có chống chỉ định
- Nhận giấy chỉ định
- Giải thích Người bệnh ký giấy đồng ý làm thủ thuật
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Mời Người bệnh vào phòng, hướng dẫn Người bệnh nằm lên cáng thủ thuật
- Mắc monitor theo dõi, theo chỉ định của bác sĩ soi
- Hướng dẫn Người bệnh nằm đúng tư thế
- Điều dưỡng phụ soi phải theo dõi tình trạng Người bệnh, thông báo bác sĩ khi có bất thường, luôn động viên và hướng dẫn Người bệnh hợp tác để tiến hành thủ thuật thuận lợi.
- Thông báo cho Người bệnh bắt đầu làm thủ thuật, hướng dẫn Người bệnh phối hợp trong quá trình làm thủ thuật.
- Nội soi theo quy trình chuẩn quan sát kỹ tổn thương, khi có nghi ngờ tiến hành nhuộm màu. Tùy vị trí giải phẫu mà có thuốc nhuộm khác nhau, nhộm Lugol cho các tổn thương ở thực quản, nhuộm xanh Methylene hoặc Indigo carmine với các tổn thương ở dạ dày, với các tổn thương ở đại tràng dùng thuốc nhuộm Indigo carmine.
- Theo dõi toàn trạng Người bệnh trong toàn bộ quá trình làm thủ thuật
- Sau khi kết thúc thủ thuật, đánh và in kết quả
- Sau khi bác sĩ kết thúc quá trình nội soi, điều dưỡng phải giúp đỡ Người bệnh dậy và đưa Người bệnh ra khỏi phòng nội soi tới nơi ngồi chờ.
- Hướng dẫn Người bệnh bổ sung thêm phiếu xét nghiệm, sinh thiết nếu cần
- Điều dưỡng rửa máy theo quy trình kỹ thuật.
- Trả kết quả nội soi cho Người bệnh.
6. THEO DÕI
Theo dõi toàn trạng Người bệnh trong quá trình làm thủ thuật
7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Phát hiện và xử trí các biến chứng chảy máu khi lấy bệnh phẩm, mạch chậm hoặc ngừng tim do cường phế vị, ghi vào phiếu trả kết quả hoặc cho Người bệnh nhập viện xử trí tiếp tùy thuộc từng biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Douglas O. Faigel. Michel (2006). Gastrointestinal endoscopy and Cancer management. Humana press. pp20-24
2. Guido Schachschal, Hartmut Schmidt (2004). Endoscopy of the upper GI tract. A training manual. Berthold block. Thieme. pp177-180
3. H. Niwa. H. Tajiri, M. Nakajima, K Yasuda (2008). New Challenges in Gastrointestinal Endoscopy. Springer. pp133-200
4. Kyosuke Tanaka, Hideki Toyoda, Shigenori Kadowaki, Yasuhiko Hamada, Ryo Kosaka, Shinpei Matsuzaki, Taizo Shiraishi et al(2008). Surface pattern classification by enhanced-magnification endoscopy for identifying early gastric cancers. Gastrointestinal endoscopy Volume 67, No.3; 2008. pp 436
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến