Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Chương 5: Các biện pháp khác dự phòng nhiễm nấm xâm lấn

1. Bệnh nhân ngoại trú

Tránh các khu vực có nhiều bụi bẩn ô nhiễm như công trường xây dựng, phòng ở hoặc nhà ẩm mốc. Đeo khẩu trang dự phòng khi đi vào các khu vực ô nhiễm.
Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, tránh làm các hoạt động nông nghiệp, tiếp xúc với đất, phân bón. Đeo đầy đủ dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, ủng khi phải làm việc trong môi trường bẩn, ô nhiễm.

2. Bệnh nhân nội trú

2.1. Cách ly bệnh nhân

- Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân điều trị hóa chất, bệnh nhân sau ghép tạng cần được nằm điều trị tại phòng cách ly để giảm nguy cơ nhiễm nấm.
- Bệnh nhân có nguy cơ cao nằm phòng cách ly, không nằm chung phòng với với các bệnh nhân đang có bệnh nhiễm trùng.

2.2. Các yêu cầu của phòng cách ly

- Về thông khí phòng, phòng bệnh nhân có hệ số trao đổi không khí trên 12;
- Phòng cách ly nên có hệ thống tạo áp lực không khí dương;
- Phòng cách ly nên trang bị bộ lọc không khí HEPA cho phép loại bỏ các phân tử bụi, bào tử nấm có kích thước > 0,3 micromet đường kính.
- Không cho phép những người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính vào thăm bệnh nhân trong phòng cách ly.
- Không mang cây cối, hoa vào trong phòng cách ly.

2.3. Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
- Không dùng chung bàn chải đánh răng
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Các trường hợp nhiễm nấm Candida vùng miệng nhẹ có thể dùng 1 số nhóm thuốc để điều trị tại chỗ như: Clotrimazol, Miconazol, Nystatin… Nếu tình trạng không cải thiện nên chuyển sang Fluconazol đường toàn thân.
- Phát hiện và điều trị kịp thời nhiễm nấm vùng miệng mũi và hầu họng

2.4. Tuân thủ các quy tắc về vệ sinh bàn tay và mang găng

Vệ sinh tay bằng cồn hoặc chlorhexidine có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ lây nhiễm Candida.
Các thời điểm cần vệ sinh tay:
- Trước khi chạm vào bệnh nhân.
- Trước các thủ thuật sạch và vô trùng
- Sau khi phơi nhiễm với dịch cơ thể của bệnh nhân.
- Sau khi chạm vào bệnh nhân.
- Sau khi tiếp xúc vào môi trường xung quanh bệnh nhân.
Các quy tắc về sử dụng găng tay:
- Mang găng tay vô khuẩn khi thực hiện các thủ thuật vô trùng như đặt đường truyền trung tâm, đặt ống sonde bàng quang.
- Mang găng tay sạch khi làm tiếp xúc với máu, dịch tiết cơ thể và các chất tiết và dụng cụ có nguy cơ gây nhiễm khuẩn chéo.
- Thay găng khi làm các thủ thuật khác nhau trên cùng một bệnh nhân đặc biệt khi thay đổi vị trị tiếp xúc trên cở thể bệnh nhân từ vùng bị nhiễm trùng đến vùng sạch.
- Không sử dụng chung găng tay khi chăm sóc cho nhiều bệnh nhân.
- Vứt bỏ găng sau khi hoàn thành thủ thuật.
- Rửa tay sau khi bỏ găng.
Đối với các bệnh nhân có đường truyền tĩnh mạch trung tâm:
- Ưu tiên đặt đường truyền tĩnh mạch ở phía trên cao (vùng cổ, chi trên).
- Kiểm tra chân catheter và thay băng hàng ngày.
- Đánh giá mức độ cần thiết hàng ngày của đường truyền tĩnh mạch trung tâm và rút sớm ngay khi có thể.