Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng.

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu - Staphylococcal Scalded Skin Syndrome (SSSS)

2. Đại cương
2.1. Định nghĩa, phân loại

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu hay bệnh Ritter được bác sĩ người Đức Gotfried Ritter von Rittershain mô tả lần đầu vào năm 1878. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện. 

2.2. Nguyên nhân

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh. Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh. 

2.3. Dịch tễ học

...

2.4. Cơ chế bệnh sinh

...

3. Chẩn đoán
3.1. Lâm sàng

+ Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn nhất là người bệnh bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch. 
+ Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể là thương tổn chốc hoặc nhọt. 
+ Khởi phát người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở quanh miệng. 
+ Sau 1-2 ngày xuất hiện các bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo như giấy cuốn thuốc lá. Có thể có đỏ da toàn thân. 
Dấu hiệu Nikolsky dương tính. 
+ Thương tổn khỏi không để lại sẹo. 
+ Có thể xuất hiện viêm kết mạc. 

3.2. Cận lâm sàng

+ Bọng nước nguyên vẹn thường vô trùng. 
+ Nuôi cấy vi khuẩn từ nước tiểu, máu, vòm họng, rốn, vùng da nghi ngờ nhiễm khuẩn. 
+ Sinh thiết da chỉ làm để chẩn đoán phân biệt, nhất là với hội chứng Lyell. Trên tiêu bản có thể thấy bọng nước nằm ở phần dưới của lớp hạt, bong vảy và rất ít hoại tử. 

3.3. Chẩn đoán phân biệt

- Hội chứng Lyell: nguyên nhân do thuốc, hoại tử phần thượng bì, thương tổn niêm mạc thường gặp, tiên lượng rất nặng. 
- Bỏng nắng. 
- Chốc bọng nước lớn. 
- Ban đỏ do virút: hội chứng viêm long, dát đỏ dạng tinh hồng nhiệt hoặc dạng sởi. 
- Pemphigus thể đỏ da: bệnh bọng nước tự miễn, hiếm gặp ở trẻ em. 

3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán

...

4. Điều trị
4.1. Nguyễn tắc điều trị

- Kháng sinh toàn thân 
- Bồi phụ nước-điện giải/nâng cao thể trạng 

4.2. Không dùng thuốc

- Điều trị hỗ trợ: kem, mỡ dưỡng ẩm để nâng cao khả năng hồi phục của da.

4.3. Dùng thuốc

- Tùy tình hình dịch tễ để lựa chọn kháng sinh, tốt nhất là amoxicillin phối hợp với acid clavulanic: trẻ em < 12 tuổi: 30 mg/kg/ngày chia 2 lần, trẻ em > 12 tuổi: 40mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 7ngày.
- Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin: oxacillin 150 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 5-7 ngày.
- Tụ cầu vàng kháng methicillin: vancomycin 40-60 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 7-14 ngày

 

4.4. Can thiệp

...

5. Theo dõi và quản lý
5.1. Tần suất tái khám

...

5.2. Dấu hiệu lâm sàng cần theo dõi

...

5.3. Cận lâm sàng cần theo dõi

...

5.4. Quản lý các biến chứng và tình trạng bệnh nhân mãn tính

- Đáp ứng tốt với điều trị và thường khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày.
- Trường hợp nặng có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy thận hay suy giảm miễn dịch.
- Biến chứng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…

6. Phòng bệnh
6.1. Phòng ngừa nguyên phát

- Cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh.
- Nâng cao thể trạng. 
-  Đều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đủ liều. 
- Vệ sinh cá nhân.

6.2. Phòng ngừa thứ phát

...

6.3. Khuyến nghị về chế độ ăn uống, tập luyện và lối sống

...

7. Giáo dục bệnh nhân

...

8. Nghiên cứu và phát triển

...

9. Tài liệu tham khảo

...

Phụ lục

...