Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nội

Điều trị viêm gan C ở nhóm bệnh nhân đặc biệt

BsAT

1. Điều trị viêm gan C mạn ở phụ nữ mang thai:

• Nhiễm viêm gan virus C mạn tăng nguy cơ thai kỳ như sinh sớm, tắc mật thai kỳ, xuất huyết sau sinh.

• Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con # 3.5%, nguy cơ càng tăng khí nồng độ virus C càng cao

• Hiện tại ít nghiên cứu về mức độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp DAA cho phụ nữ mang thai => chưa được chấp thuận cho điều trị viêm gan virus C mạn

SASLT guidelines: Update in treatment of hepatitis C virus infection, 2024

BsAT

Hepatitis C virus (HCV) infection has been a major global health concern, with a significant impact on public health. In recent years, there have been remarkable advancements in our understanding of HCV and the development of novel therapeutic agents. The Saudi Society for the Study of Liver Disease and Transplantation formed a working group to develop HCV practice guidelines in Saudi Arabia. The methodology used to create these guidelines involved a comprehensive review of available evidence, local data, and major international practice guidelines regarding HCV management.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DrVDT

1. Jeremy Levy. (2009). Hemodialysis Presciption. Jeremy Levy. Third Edition. Oxford handbook of dialysis. Oxford University Press.

2. Bach Nguyen, Fukuuchi. Survival Rates and Causes of death in Vietnamese Chronic Hemodialysis patients. Renal Replacement Therapy (2017): 3: 22, DOI 10, 1186/s41100-17-0099-6.

3. KDOQI clinical practice guideline for hemodialysis adequacy. Update. Am J Kidney Dis. 2015;66(5):884-93

4. Li PK, Chow KM, Cho Y, et al. ISPD peritonitis guideline recommendations: 2022 update on prevention and treatment. Perit Dial Int. 2022;42(2):110-153.

Bệnh thận đa nang di truyền trội nhiễm sắc thể thường ở người lớn

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh thận đa nang di truyền trội qua nhiễm sắc thể thường (Autosomal dominant polycystic kidney disease, ADPKD) là một rối loạn đa cơ quan, biểu hiện đặc trưng là có nhiều nang thận hai bên và nang ở một số cơ quan khác như gan, tụy và màng nhện. Nguyên nhân là do đột biến gen và được di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường, với biểu hiện khác nhau.

Viêm cầu thận do kháng thể kháng màng đáy

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm cầu thận do kháng thể kháng màng đáy (anti-glomerular basement membrane, anti- GBM) là một bệnh cầu thận hiếm gặp với tỷ lệ mắc 0,5-1/1000.000 dân. Bệnh do các tự kháng thể chống lại miền không collagen trong chuỗi α3 của collagen type IV(α3(IV)NC1). Viêm cầu thận do kháng thể anti-GBM thường là VCT tiến triển nhanh có tăng sinh hình liềm (gặp ở khoảng 80% BN), biểu hiện dưới dạng bệnh thận đơn độc hoặc hội chứng phổi-thận (hội chứng Goodpasture). Nếu không được điều trị bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao và gần như tất cả BN sẽ bị suy thận.

Viêm cầu thận do viêm mạch liên quan đến ANCA

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm mạch liên quan đến ANCA (kháng thể kháng bào tương bạch cầu) là viêm mạch hoại tử, có ít hoặc không có lắng đọng miễn dịch, chủ yếu ảnh hưởng đến các mạch nhỏ (mao mạch, tiểu tĩnh mạch, tiểu động mạch và động mạch nhỏ) (theo đồng thuận CHCC 2012) trong đó có mạch thận gây VCT. Viêm mạch ANCA (AAV) có xét nghiệm huyết thanh học myeloperoxidase (MPO) hoặc proteinase 3 (PR3)-ANCA dương tính. Tổn thương thận trong AAV điển hình là VCT hình liềm hoại tử ở 1 số cầu thận và xâm nhập tế bào viêm ở ống kẽ thận.

Viêm cầu thận thứ phát sau nhiễm trùng

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm cầu thận thứ phát sau nhiễm trùng là khái niệm để chỉ VCT cấp sau nhiễm trùng, đa phần gặp ở trẻ em. Bệnh xuất hiện sau khởi phát nhiễm trùng từ 1 tuần đến vài tuần tuỳ theo từng loại tác nhân, tiến triển cấp tính, có thể khỏi hoàn toàn nhưng một số ít BN có thể tiến triển đến BTM.

Bệnh cầu thận màng

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh cầu thận màng gặp ở khoảng 1/3 các trường hợp BN trưởng thành có HCTH được sinh thiết thận. Bệnh nhân thường ở độ tuổi 40 - 60, nam gặp nhiều hơn nữ. Khoảng 75%- 80% bệnh cầu thận màng ở người trưởng thành là nguyên phát, do các tự kháng thể chống lại các kháng nguyên trên tế bào Podocyte; 20 -25% còn lại là thứ phát, liên quan đến một số tình trạng bệnh lý như viêm gan virus B, bệnh tự miễn, viêm tuyến giáp, bệnh ác tính và sử dụng một số loại thuốc như NSAIDs, vàng, penicillamine và captopril.

Xơ cầu thận ổ-cục bộ

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Xơ cầu thận ổ cục bộ (focal segmental glomerulosclerosis: FSGS) là một dạng tổn thương cầu thận biểu hiện bằng xơ, tăng sinh collagen ở một số vùng của cầu thận, xuất hiện ở một số cầu thận. Biểu hiện lâm sàng có thể có protein niệu đơn thuần; tăng HA đơn thuần; HCTH; suy thận hoặc hỗn hợp. BN có HCTH đáp ứng kém với glucocorticoids.

Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu

DrVDT

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu là nguyên nhân chính gây hội chứng thận hư (HCTH) ở trẻ em (khoảng 90%) và 10 - 25% trường hợp HCTH ở người lớn. Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu và xơ cầu thận ổ cục bộ là hai bệnh có cơ chế tổn thương về bệnh học chủ yếu ở tế bào Podocyte. Bệnh thường đáp ứng tốt với glucocorticoids.