Mục tiêu: Bảo đảm người bệnh nhận biết, định hướng và tiếp cận bệnh viện dễ dàng từ xa và trong khuôn viên. Đặc biệt các điểm giao cắt, ngã rẽ.
Đồng bộ hệ thống biển báo – sơ đồ – mã hóa định vị từ ngoài vào trong khuôn viên bệnh viện.
Giảm phụ thuộc vào nhân sự chỉ dẫn thủ công, đồng thời tạo cảm giác chuyên nghiệp, thân thiện và dễ tiếp cận.
Tiểu mục liên quan:
A1.1.1 – Biển hiệu bị mờ, mất chữ...
A1.1.5 – Biển hiệu cổng rõ ràng
A1.1.6 – Biển báo tại trục đường chính
A1.1.7 – Biển báo tại các lối rẽ
A1.1.8 – Đánh số cổng
A1.1.13 – Biển báo ở các hướng
A1.1.21 – Sơ đồ bệnh viện ở cổng chính, khoa khám
A1.1.22 – Đánh mã các tòa nhà
A1.1.32 – Sơ đồ tại các điểm giao cắt chính
A1.1.33 – Biển báo cầu thang ghi rõ phạm vi
A1.1.34 – Biển tên khoa song ngữ
1. Danh sách công việc chi tiết
Đường bên ngàoi bệnh viện, cổng, tòa nhà, cầu thang, khoa phòng
STT | Công việc cụ thể | Ghi chú chuyên môn |
---|---|---|
1 | Rà soát toàn bộ biển hiệu tại cổng chính, cổng phụ, khu tiếp nhận người bệnh | Kiểm tra tính đầy đủ: tên bệnh viện, cơ quan chủ quản, địa chỉ, số điện thoại, rõ ràng, không mờ, không mất chữ |
2 | Kiểm tra và cập nhật biển báo ngoài bệnh viện tại các vị trí từ 50–500m theo các hướng tiếp cận | Biển phải rõ, có mũi tên, khoảng cách (VD: “→ Bệnh viện 300m”), có thể dùng biển phản quang nếu khu vực thiếu sáng |
3 | Lắp đặt biển báo tại các ngã rẽ từ đường chính vào | Đặc biệt quan trọng với bệnh viện không nằm trực diện trên trục chính |
4 | Đánh số cổng theo nguyên tắc: “Cổng số 1” là cổng tiếp nhận chính, các cổng khác theo thứ tự trái → phải (hoặc phải → trái) | Nếu có cổng nội bộ cần ghi rõ “Cổng nội bộ – dành cho nhân viên” |
5 | Thiết kế và gắn sơ đồ tổng thể bệnh viện tại: cổng chính, khoa khám bệnh, các điểm giao cắt chính | Sơ đồ phải có: mũi tên "Quý khách đang đứng ở đây", thể hiện lối đi, các khối nhà, dịch vụ công cộng |
6 | Chuẩn hóa mã hóa các tòa nhà theo chữ cái (A, B, C…) hoặc số (1, 2, 3…), và gắn biển trên tối thiểu các mặt trước | Hướng gắn phù hợp góc nhìn chính, độ cao dễ quan sát |
7 | Đánh mã cầu thang và thang máy, biển chỉ tầng + phạm vi khoa/phòng phục vụ trên từng tầng | Ví dụ: "Cầu thang 2 – Khoa Nội tổng hợp – Phòng 201–210" |
8 | Cập nhật biển hướng dẫn khoa/phòng trong thang máy | Rõ tên khoa, tầng, mũi tên trái/phải nếu thang chia nhiều nhánh |
9 | Thống kê và chuẩn hóa biển tên khoa/phòng theo chuẩn song ngữ Việt – Anh | Ví dụ: "Khoa Nội tổng hợp – Internal Medicine Department" |
10 | Đánh giá tình trạng vật lý của toàn bộ hệ thống biển (cũ, gỉ sét, mờ, mất chữ...) và lên kế hoạch sửa chữa/đổi mới | Ghi nhận vào danh mục kiểm kê tài sản hoặc báo cáo sửa chữa định kỳ |
Điểm giao cắt
STT | Công việc cụ thể | Ghi chú chuyên môn |
---|---|---|
1 | Xác định các điểm giao cắt chính trong bệnh viện: trung tâm hành lang, sảnh lớn, giao tầng | Ít nhất 1 sơ đồ tại mỗi tầng, đầu mỗi nhánh hành lang hoặc ngã ba hành lang |
2 | Lắp đặt sơ đồ định hướng tại các điểm này, thể hiện rõ lối đi, vị trí các khoa/phòng, WC, lối thoát hiểm | Gắn ở vị trí mặt tường trống, tầm mắt người đi (1.5m ± 0.1m), sử dụng mũi tên và biểu tượng trực quan |
3 | Thể hiện vị trí người xem: "You are here" hoặc "Bạn đang đứng tại đây" với ký hiệu rõ ràng | Dùng màu đỏ hoặc ký hiệu đặc biệt giúp người bệnh xác định phương hướng từ điểm đang đứng |
4 | Chuẩn hóa thiết kế các bảng chỉ dẫn hướng đi gắn trần hoặc gắn tường tại các ngã rẽ lớn | Ví dụ: “← Khoa Xét nghiệm Nên gắn trần, bảng treo thả xuống giữa hành lang |
5 | Gắn biển tên tòa nhà (A, B, C...) tại các lối vào chính và trên mặt đứng tòa nhà | Kèm hướng dẫn trong sơ đồ (VD: “Khối A – từ tầng 1 đến tầng 5 – Nội tổng hợp, Sản, Nhi...”) |
6 | Thiết lập hệ thống mã màu phân khu: mỗi khu chức năng sử dụng 1 mã màu riêng | Ví dụ: màu xanh dương – khối điều trị, vàng – khối cận lâm sàng, đỏ – khu cấp cứu |
7 | Sử dụng biểu tượng trực quan (pictogram) cho các dịch vụ phổ biến: WC, cầu thang, thang máy, nhà thuốc, phòng hành chính... | Giúp người không biết chữ hoặc người nước ngoài dễ nhận diện Cần thống nhất các biểu tượng |
8 | Định kỳ rà soát độ bền và độ mới của biển sơ đồ, cập nhật thông tin nếu có thay đổi luồng hoặc vị trí khoa/phòng | Gắn QR code dẫn đến bản đồ số giúp người bệnh xem trên điện thoại |
9 | Thể hiện thông tin song ngữ (Việt – Anh) trên các sơ đồ và biển chỉ dẫn quan trọng | Đảm bảo dễ hiểu, đúng dịch thuật chuyên ngành y tế |
10 | Bố trí đèn chiếu sáng biển và sơ đồ tại các khu vực có ánh sáng yếu, sảnh dưới tầng hầm, khu vực ban đêm hoạt động | Dùng đèn LED tiết kiệm điện, gắn cảm biến bật sáng khi có người đến gần (nếu có điều kiện) Nên tích hợp đèn vào các bảng, biểu chỉ dẫn, vừa tạo sự tập trung, điểm nhấn, trang trí và bật tắt phù hợp với thời gian hoạt động. |
2. Yêu cầu kỹ thuật và thiết kế
Màu sắc đồng bộ, dùng bảng màu thương hiệu bệnh viện.
Ký hiệu, phông chữ, cỡ chữ đủ lớn để người có thị lực ≥ 7/10 đọc rõ từ 3m.
Ưu tiên vật liệu bền thời tiết, không phản sáng chói, dễ lau chùi.
Nên tích hợp QR code dẫn đến bản đồ số, nếu bệnh viện có website/ứng dụng.
Vị trí lắp đặt theo nguyên tắc góc nhìn chính – tầm mắt – không bị che khuất.
Với các bảng biểu lớn:
Kích thước sơ đồ: Tối thiểu A1 (594 x 841 mm) tại sảnh; A2 tại tầng phụ hoặc hành lang.
Chất liệu: Nhôm composite, mica in UV, chống ẩm – chống bong tróc.
Tiêu chuẩn treo: Chiều cao từ sàn đến mép dưới biển từ 140–160 cm.
Mũi tên định hướng: Tối thiểu 25mm chiều dài, màu tương phản rõ nền.
Phông chữ: Sans-serif, kích thước từ 18–24pt trở lên.
Mầu: sử dụng ít mầu nhất có thể: 2 mầu. Tối đa 3 mầu trong 1 bảng biểu.
3. Tài liệu cần có kèm theo
Sơ đồ bố trí biển hiệu (bản vẽ layout). Bản thiết kế tổng thể sơ đồ định hướng nội viện.
Danh mục biển hiện trạng và đề xuất thay thế. Danh sách các vị trí đặt biển sơ đồ trong bệnh viện.
Quy chuẩn thiết kế biển hiệu nội viện.
Quy trình cập nhật – kiểm kê – sửa chữa biển sơ đồ (WI/SOP).
Mẫu phản ánh người bệnh về biển hướng dẫn, sơ đồ mờ/mất...
4. Gợi ý cải tiến nâng cao
Lắp kiosk bản đồ điện tử cảm ứng tại sảnh tiếp đón.
Cài đặt bản đồ số trên website hoặc app bệnh viện, kèm hướng dẫn đường đi.
Triển khai QR code định vị từng khoa/phòng, scan tại cổng chính để xem tuyến đường.
Đánh mã số: đánh mã số cần khoa học. Chỉ cần xem mã có thể xác định được vị trí cụ thể.
- Đăng nhập để gửi ý kiến