Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Quy trình điều trị loét lỗ đáo cho người bệnh phong bằng chiếu laser he-ne

1. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị loét lỗ đáo cho người bệnh phong bằng chiếu laser He-Ne là kỹ thuật sử dụng chùm tia laser He-Ne có bước sóng 632,8nm, dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học để kích thích quá trình liền sẹo.

2. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh phong bị loét lỗ đáo

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không đồng ý hoặc không hợp tác điều trị
Thận trọng khi điều trị:
- Thương tổn sát vùng mắt
- Phụ nữ có thai

4. CHUẨN BỊ

4.1. Nơi thực hiện

Phòng thủ thuật đủ rộng (diện tích trên 12m2), kín đáo, được tiệt trùng (tia cực tím)
Đảm bảo các điều kiện: Ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-24oC, độ ẩm: 60-70%

4.2. Người thực hiện

Thủ thuật viên: 1 người.

4.3. Trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư tiêu hao

- Trang thiết bị: Máy Laser He-Ne, kính mắt lọc bước sóng 632,8nm
- Dụng cụ: Khay quả đậu, pince, kéo, bơm tiêm…
- Thuốc: Povidin, NaCl 0,9%, kem/mỡ kháng sinh
- Vật tư tiêu hao: Bông, băng, gạc, băng dính, băng cá nhân vô khuẩn…

4.4. Người bệnh

- Được tư vấn về phương pháp, qui trình điều trị: sự cần thiết, hiệu quả, tai biến…
- Tâm lý ổn định, sẵn sàng điều trị

4.5. Hồ sơ bệnh án (người bệnh nội trú), Phiếu điều trị (người bệnh ngoại trú)

- Phiếu chỉ định, phiếu chuẩn bị, giấy cam kết, xét nghiệm nếu có.
- Ảnh thương tổn người bệnh trước và sau thủ thuật.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Nhóm làm thủ thuật

Mặc trang phục bảo hộ: Quần, áo, mũ, kính, khẩu trang.
Rửa tay hoặc sát trùng tay nhanh, đi găng vô trùng.

5.2. Kiểm tra người bệnh

Đúng người bệnh, đúng thương tổn cần điều trị
Người bệnh đeo kính ngồi trên ghế hoặc nằm trên bàn, tư thế thoải mái, phù hợp.

5.3. Thay băng

Tháo băng
Sát trùng thương tổn, Cắt lọc (nếu cần), làm sạch thương tổn bằng NaCl 0,9%

5.4. Khởi động máy

Cắm nguồn điện, bật máy
Lựa chọn và cài đặt thông số điều trị: thời gian: 10-15 phút, công suất 10mw

5.5. Chiếu Laser

Chiếu tia laser thẳng góc với bề mặt thương tổn
Chùm tia cách thương tổn 5-10cm

5.6. Làm sạch và sát trùng vùng điều trị

Làm sạch vùng điều trị bằng gạc với NaCl 0,9% hoặc Oxy già 2% thể tích
Sát trùng vùng điều trị bằng một trong các chất: povidin 10%, chlorhexidin 2%…

5.7. Bôi thuốc và băng thương tổn

Bôi kem/mỡ kháng sinh hoặc các chất sát trùng khác
Đắp gạc: urgotull, gạc mỡ, gạc vô trùng. Băng thương tổn, băng ép nhẹ (nếu cần)

6. THEO DÕI

- Theo dõi 30 phút, người bệnh ổn định có thể về
- Tại chỗ: tình trạng đỏ da, bỏng, tiến triển của thương tổn.

7. XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.
- Bỏng da do chiếu quá liều: Ngừng chiếu, điều trị bỏng
- Tai biến khác: tùy theo loại và mức độ xử lý phù hợp

8. LIỆU TRÌNH

- Chiếu hàng ngày, 1 lần/ngày
- Chiếu 1-2 lần/tuần