Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Chẩn đoán và xử trí chung với ngộ độc cấp

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số:  3610/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng  08 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH


VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc”.
Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ vào tài liêu này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
Như Điều 4;
Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
Các Thứ trưởng BYT;
Bảo him Xã hội Việt Nam (để phối hợp);
Cng thông tin điện t BYT;
Website Cục KCB;
Lưu VT, KCB.

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

HƯỚNG DẪN

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên
Đồng Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh
PGS.TS. Phạm Duệ
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
Ban biên soạn:
PGS.TS. Phạm Duệ
PGS.TS. Bế Hồng Thu
PGS.TS. Hoàng Công Minh
TS. Nguyễn Kim Sơn
TS. Trần Quý Tường
TS. Hà Trần Hưng
TS. Lê Đức Nhân
BSCK II. Đặng Thị Xuân
Ths. Nguyễn Trung Nguyên
Ths. Nguyễn Tiến Dũng
Ths. Lê Khắc Quyến
Ths. Lê Quang Thuận
Ths. Nguyễn Anh Tuấn
Ths. Nguyễn Đàm Chính
Thư kí
Ths. Nguyễn Đức Tiến
Ths. Nguyễn Trung Nguyên
Ths. Ngô Thị Bích Hà
Ths. Trương Lê Vân Ngọc
Ths. Lê Văn Trụ

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: CÁC BIỆN PHÁP CHUNG
1. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHUNG VỚI NGỘ ĐỘC CẤP
CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC CỤ THỂ
Phần 2.1. Thuốc tân dược
2. NGỘ ĐỘC BARBITURAT
3. NGỘ ĐỘC BENZODIAZEPIN
4. NGỘ ĐỘC ROTUNDIN
5. NGỘ ĐỘC PARACETAMOL
Phần 2.2. Các hóa chất bảo vệ thực vật
6. NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
7. NGỘ ĐỘC NEREISTOXIN
8. NGỘ ĐỘC PARAQUAT
9.NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT DIỆT CHUỘT LOẠI MUỐI PHOSPHUA (PHOSPHUA KẼM, PHOSPHUA NHÔM)
10. NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT DIỆT CHUỘT LOẠI NATRI FLUOROACETAT VÀ FLUOROACETAMID
11. NGỘ ĐỘC CARBAMAT
12. NGỘ ĐỘC CLO HỮU CƠ
13. NGỘ ĐỘC CẤP STRYCHNIN
14. NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT KHÁNG VITAMIN K
Phần 2.3. Các chất độc tự nhiên
15. RẮN HỔ MANG CẮN (Naja atra, Naja kaouthia)
16. RẮN CẠP NIA CẮN 
17. RẮN HỔ MÈO CẮN
18. RẮN LỤC CẮN
19. RẮN CHÀM QUẠP CẮN
20. ONG ĐỐT
21. NGỘ ĐỘC MẬT CÁ TRẮM, CÁ TRÔI
22. NGỘ ĐỘC NẤM ĐỘC
23. NGỘ ĐỘC TETRODOTOXIN
24. NGỘ ĐỘC LÁ NGÓN
25. DỊ ỨNG DỨA
26. NGỘ ĐỘC NỌC CÓC
27. NGỘ ĐỘC ACONITIN
Phần 2.4. Các chất ma túy, lạm dụng
28. NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOL
29. NGỘ ĐỘC RƯỢU METHANOL 
30. NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMIN 
31. NGỘ ĐỘC MA TÚY NHÓM ÔPI
Phần 2.5. Các chất độc trong môi trường, nghề nghiệp
32. NGỘ ĐỘC CHÌ
33. NGỘ ĐỘC KHÍ CARBON MONOXIDE (CO)
34. NGỘ ĐỘC CYANUA
35. NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT GÂY METHEMOGLOBIN

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- ALT: Alanine transaminase
- ALTT: Áp lực thẩm thấu
- APTT: Activated partial thromboplastin time
- ARDS: Acute respiratory distress syndrome
- AST: Aspartate transaminase
- BN: Bệnh nhân
- BUN: Blood urea nitrogen
- ChE: Cholinesterase
- CK: Creatine kinase
- CK-MB: Creatine kinase-myocardial band
- CO: Carbon monoxide
- COPD: Chronic obstructive pulmonary disease
- CPK: Creatine phosphokinase
- CRP: C- reactive protein
- CTM: Công thức máu
- CVP: Central venous pressure
- CVVH: Continuous venous-venous hemofiltration
- Cyp2E1: Cytochrome 2E1
- DDT: Dichlorodiphenyltrichloroethane
- ĐGĐ: Điện giải đồ
- ECG: Electrocardiography
- ECMO: Extracorporeal membrane oxygenation
- ELISA: Enzyme-linked immunosorbent assay
- G6PD: Glucose-6-phosphate dehydrogenase
- GABA: Gamma-aminobutyric acid
- GC-MS: Gas chromatography-mass spectrometry
- GGT: Gamma-glutamyl transferase
- GTBTTT: Giá trị bình thường tối thiểu
- HA: Huyết áp
- HbCO: Carboxyhemoglobin
- HCN: Hydrogen cyanide
- HPLC: High-performance liquid chromatography
- HTKN: Huyết thanh kháng nọc
- HTKNR: Huyết thanh kháng nọc rắn
- INR: International normalized ratio
- LD50: Median lethal dose
- LDH: Lactate dehydrogenase
- MARS: Molecular Adsorbent Recirculating System
- MDA: Methylenedioxyamphetamine
- MDEA: 3,4- methylenedioxyethamphetamine
- MDMA: 3,4 - methylen dioxymethamphetamine
- MetHb: Methemoglobin
- NAC: N-acetyl cysteine
- NADPH: Nicotinamide adenine dinucleotide phosphate
- NAPQI: N-acetyl-p-benzoquinone imine
- NĐC: Ngộ độc cấp
- NKQ: Nội khí quản
- PEEP: Positive end expiratory pressure
- PMA: Para-methoxyamphetamine
- PHC: Phospho hữu cơ
- PT: Prothrombin time
- PXGX: Phản xạ gân xương
- RLĐM: Rối loạn đông máu
- TKTƯ: Thần kinh trung ương
- TM: Tĩnh mạch
- TMC: Tĩnh mạch chậm
- TTX: Tetrodotoxin
- WHO: World Health Organization


CHƯƠNG 1:

CÁC BIỆN PHÁP CHUNG
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHUNG VỚI NGỘ ĐỘC CẤP

 1. ĐẠI CƯƠNG
Xử trí bệnh nhân ngộ độc cấp bao gồm 2 nhóm công việc:
a. Nhóm 1: Các biện pháp hồi sức và điều trị các triệu chứng, bao gồm:
- Cấp cứu ban đầu
- Hỏi bệnh, khám, định hướng chẩn đoán.
- Các biện pháp điều trị hỗ trợ toàn diện
b. Nhóm 2: Các biện pháp chống độc đặc hiệu, bao gồm:
- Hạn chế hấp thu
- Tăng đào thải độc chất
- Thuốc giải độc đặc hiệu.
Làm gì trước: Khi bệnh nhân đã có triệu chứng, ưu tiên các biện pháp nhóm 1 và thuốc giải độc (nếu có); khi bệnh nhân đến sớm chưa có triệu chứng, ưu tiên các biện pháp nhóm 2.
2. XỬ TRÍ CỤ THỂ
a. Cấp cứu ban đầu hay ổn định các chức năng sống của bệnh nhân (ưu tiên số 1)
- Nhiệm vụ: ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong vòng vài ba phút đầu tiên, xác định và thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành nhằm bảo đảm tính mạng và ổn định tình trạng bệnh nhân (không để bệnh nhân chết trong khi đang thăm khám…). Việc xác định được thực hiện bằng: nhìn bệnh nhân, sờ mạch và lay gọi bệnh nhân. Các tình huống cần giải quyết ngay thuộc về 3 hệ cơ quan sống còn: Hô hấp, tuần hoàn và thần kinh.
■ Hô hấp: Độc chất có thể gây suy hô hấp qua các cơ chế sau: ức chế thần kinh trung ương gây thở chậm, ngừng thở (heroin, morphin, gardenal và các thuốc ngủ, an thần); gây liệt cơ toàn thân bao gồm cơ hô hấp (ngộ độc Phospho hữu cơ, tetrodotoxin - cá nóc…); gây tổn thương phổi do độc chất (paraquat) hoặc do sặc, thiếu ôxy đơn thuần hay hệ thống
Tùy tình huống cần can thiệp kịp thời
- Mục đích can thiệp nhằm: Khai thông đường thở, bảo đảm thông khí, thở oxy để bảo đảm tình trạng oxy hóa máu.
- Các biện pháp can thiệp: ngửa cổ, thở oxy, hút đờm dãi, đặt canun mayo, đặt nội khí quản, mở khí quản, thổi ngạt, bóp bóng ambu, thở máy, dùng các thuốc giãn phế quản…
■ Tuần hoàn:
Có 2 tình trạng cần xử lý cấp: loạn nhịp và tụt huyết áp.
- Loạn nhịp:
+ Nhịp chậm dưới 60 chu kỳ/phút: atropine 0,5mg tĩnh mạch, nhắc lại cho đến khi mạch > 60 lần /phút hoặc tổng liều = 2mg. Nếu nhịp chậm không cải thiện, thường kèm với tụt huyết áp: truyền adrenaline TM 0,2 g/kg/phút, điều chỉnh liều theo đáp ứng.
+ Nhịp nhanh: ghi điện tim và xử trí theo loại loạn nhịp: nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh: sốc điện khử rung; nhanh xoang, nhanh trên thất: tìm và điều trị các nguyên nhân (VD mất nước, thiếu ôxy, kích thích), digoxin,…
- Trụy mạch - tụt huyết áp: do giảm thể tích, do sốc phản vệ, giãn mạch, do viêm cơ tim nhiễm độc…
+ Trước hết xác định có giảm thể tích tuần hoàn không; nếu có truyền dịch. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) và điều chỉnh dịch truyền. Nếu giảm thể tích trong lòng mạch do thoát mạch mất huyết tương cần truyền dung dịch keo: huyết tương, dịch truyền thay thế huyết tương (ví dụ gelatin, gelafundin,…).
+ Khi đã loại trừ giảm thể tích và CVP ≥ 5 cm nước mà vẫn tụt HA thì cho thuốc vận mạch: dopamin (5-15 g/kg/phút); nếu tụt HA do viêm cơ tim nhiễm độc: dobutamin: bắt đầu 10 g/kg/phút, tăng liều nếu chưa đáp ứng, mỗi lần có thể tăng 5 - 10 g/kg/phút cho đến khi đạt kết quả hoặc đạt 40 g/kg/phút;
+ Nếu tụt HA do giãn mạch giảm trương lực thành mạch: dùng noradrenaline, bắt đầu 0,05 g/kg/phút, điều chỉnh theo đáp ứng, phối hợp với các thuốc vận mạch khác: thường là dobutamin nếu có suy tim, nếu không có dobutamin có thể phối hợp với dopamine hoặc adrenalin.
■ Thần kinh: co giật hay hôn mê là hai trạng thái mà nhiều độc chất gây ra và cần được điều trị kịp thời:
- Co giật: cắt cơn giật bằng các loại thuốc với liều hiệu quả là phải cắt được cơn giật, không phải liều tối đa trong các dược điển.
+ Seduxen ống 10 mg tiêm TM (trẻ em tiêm 1/3 đến một nửa ống) nhắc lại cho đến khi cắt được cơn giật. Sau đó truyền TM hoặc tiêm bắp duy trì khống chế cơn giật.
+ Thiopental lọ 1g; Tiêm TM 2 - 4 mg/kg, nhắc lại cho đến khi cắt cơn giật; duy trì 2mg/kg/giờ. Điều chỉnh để đạt liều thấp nhất mà cơn giật không tái phát.
+ Nếu co giật kéo dài hay tái phát, có thể thay thuốc duy trì bằng gacdenal viên 0,1g uống từ 1 đến 20 viên/ ngày tùy theo mức độ.
+ Kinh nghiệm tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai: bé 6 tuổi co giật do hóa chất bảo vệ thực vật, được truyền thiopental 6 g/5 giờ mới khống chế được cơn giật. Sau đó chuyển mydazolam và propofol để tránh viêm gan do liều cao thiopental. Cháu được cứu sống mà không có bất cứ di chứng nào. Hai BN ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật co giật kéo dài đã phải dùng gardenal kéo dài hàng tháng, liều cao nhất 2g / ngày, giảm dần sau 2 tháng xuống 2 viên/ ngày. BN tự ngừng thuốc và lên cơn co giật tái phát, một BN tử vong và BN còn lại lại tiếp tục được điều trị nhiều tháng sau.
- Hôn mê:
+ Glucose ưu trương 30% 50ml TM, kèm vitamin B1 200mg.
+ Naloxon 0,4mg TM chậm để loại trừ quá liều heroin.
+ Bảo đảm hô hấp chống tụt lưỡi, hít phải dịch trào ngược…
b. Chẩn đoán.
■ Hỏi bệnh: khoảng 95% chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc là do hỏi bệnh; cần kiên trì, hỏi người bệnh, người nhà, nhiều lần, để nắm được thông tin trung thực. Yêu cầu người nhà mang đến vật chứng nghi gây độc (đồ ăn uống, vỏ lọ, bao bì thuốc, hóa chất…) sẽ rất hữu ích cho việc chẩn đoán độc chất.

Bảng 1.1: TÓM TẮT MỘT SỐ HỘI CHỨNG NGỘ ĐỘC

Nhóm chất độc

HA

M

Hô hấp

To

Thần kinh

Đồng tử

Tiêu hóa

Mồ hôi

Khác

Kích thích giao cảm (amphetamin, ecstasy,…)

↑  

↑  

↑  

Kích thích, sảng

Giãn

↑  

Co bóp

↑  

Đỏ da

Thuốc an thần/gây ngủ, rượu

Co

phản xạ

Anticholinergic (VD atropin)

±  

↑  

↑  

↑  

Kích thích sảng

Giãn

Liệt ruột

da khô, đỏ, cầu bàng quang (+)

Cholinergic (phospho hữu cơ, carbamate)

↓, loạn nhịp

Co thắt, ↑ 

tiết PQ

 

Máy cơ, liệt

Co nhỏ

co, nôn, ỉa chảy

↑  

Tăng tiết các tuyến và co thắt các cơ

Opioids

Hôn mê

Co nhỏ

Có thể phù phổi cấp

■ Khám toàn diện phát hiện các triệu chứng, tập hợp thành các hội chứng bệnh lý ngộ độc để giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân; xét nghiệm độc chất và các xét nghiệm khác giúp cho chẩn đoán độc chất, chẩn đoán mức độ, chẩn đoán biến chứng.
c. Áp dụng các biện pháp hạn chế hấp thu
■ Chất độc qua đường hô hấp đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, vùng thoáng khí.
■ Da, niêm mạc:
- Cởi bỏ quần áo bẩn lẫn hóa chất độc, tắm rửa bằng xối nước ấm và xà phòng, gội đầu. Chú ý nếu có nhiều người cùng bị ngộ độc hóa chất thì phải xối nước đồng loạt cùng một lúc, tránh để trì hoãn, đợi chờ.
- Rửa mắt khi chất độc bắn vào: cần rửa mắt liên tục 15 phút bằng dòng nước muối 0,9% chảy liên tục trước khi đưa đi khám chuyên khoa mắt.
■ Chất độc qua đường tiêu hóa
- Gây nôn: Chỉ định: nếu mới uống, ăn phải chất độc và nạn nhân còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc. Chống chỉ định: nạn nhân lờ đờ, hôn mê hay co giật , ngộ độc axít hay kiềm mạnh. Gây nôn bằng cách: cho nạn nhân uống 100 - 200 ml nước sạch rồi ngay lập tức dùng tăm bông, hoặc ống xông ngoáy họng, cúi thấp đầu nôn, tránh sặc vào phổi. Quan sát chất nôn, giữ lại vào một lọ gửi xét nghiệm.
- Uống than hoạt:
- Cho than hoạt với liều 1g/kg thể trọng hòatrong 100 ml nước sạch cho nạn nhân uống. Sau 2 giờ có thể uống nhắc lại nếu thấy cần.
- Kèm theo than hoạt bao giờ cũng phải cho sorbitol với một lượng gấp 2 lần than hoạt.
- Tốt nhất uống hỗn hợp than hoạt + sorbitol (Antipois - B. Mai của Trung tâm chống độc).
- Rửa dạ dày:
+ Hiệu quả nhất trong 60 phút đầu bị ngộ độc cấp
+ Còn hiệu quả trong 3 giờ đầu và đã uống than hoạt
+ Còn hiệu quả trong 6 giờ đầu với ngộ độc: các thuốc gây liệt ruột, hoặc uống một số lượng lớn, bệnh nhân tụt huyết áp.
+ Chỉ định:
 Hầu hết các ngộ độc đường tiêu hóa
 Cho các bệnh nhân không gây nôn được
+ Chống chỉ định:
 Sau uống các chất ăn mòn: acid, kiềm mạnh
 Sau uống các hóa chất: dầu hỏa, ét xăng, parafin: đặt sonde nhỏ mềm và hút để phòng tránh biến chứng sặc vào phổi
 Bệnh nhân hôn mê, co giật trừ khi được đặt ống NKQ bơm bóng chèn và dùng thuốc chống co giật.
+ Kỹ thuật:
 Bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu thấp
 Xông dạ dày cỡ 37- 40F cho người lớn; 26-35F cho trẻ em, bôi trơn đưa qua miệng hay mũi vào tới dạ dày.
 Nước đưa vào mỗi lần 200ml với người lớn, 50-100ml với trẻ em, sóc bụng rồi tháo ra. Không dùng máy hút điện. Nhắc lại nhiều lần cho tới khi sạch dạ dày.
 Dùng nước sạch, ấm pha với muối 5g muối/lít nước, tổng số lượng nước rửa thường 5 -10 lít với các trường hợp uống thuốc trừ sâu, 3-5 lít nước với hầu hết các trường hợp khác.
- Nhuận tràng:
+ Nhằm kích thích co bóp ruột tổng chất độc ra ngoài. Thường dùng là sorbitol 1-4g/kg uống ngay sau dùng than hoạt, hoặc trộn vào than hoạt.
d. Các biện pháp tăng thải trừ độc chất
- Bao gồm các biện pháp: bài niệu tích cực, uống than hoạt đa liều, lọc ngoài thận, thay huyết tương, thay máu. Chỉ thực hiện ở bệnh viện.
- Bài niệu tích cực:
- Chỉ định: ngộ độc các loại độc chất được đào thải qua đường tiết niệu: VD gardenal, paraquat, hoặc tình trạng tiêu cơ vân trong ngộ độc (ong đốt, rắn hổ mang cắn…). Chống chỉ định: suy tim, suy thận thể thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Thực hiện: truyền dịch với tốc độ 150-200ml/giờ ở người lớn, 20-100ml/giờ ở trẻ em tùy theo cân nặng và tổng số dịch truyền.
- Dịch truyền thường là dịch đẳng trương (một nửa là glucose 5%; một nửa là natri clorua 0,9%; nếu là gardenal thì truyền glucose 5%, natriclorua 0,9% và natribicarrbonat 1,4% theo tỉ lệ 2:2:1 với khối lượng toàn bộ bằng 50-80ml/kg cân nặng nhằm kiềm hóa nước tiểu với những độc chất gây toan máu).
- Theo dõi lượng nước tiểu theo giờ, nếu không đạt 100-200 ml/ giờ cho người lớn và 2-4 ml/kg cân nặng cho trẻ em thì cho thêm thuốc lợi tiểu mạnh (furosemide). Điều chỉnh lượng dịch truyền vào theo lượng nước tiểu/giờ.
- Lọc ngoài thận: khi kích thước phân tử chất độc đủ nhỏ để qua được lỗ lọc, thể tích phân bố thấp, chất độc gắn ít với protein huyết tương, bài niệu tích cực không có tác dụng, hoặc BN suy thận, ngộ độc với số lượng lớn. Chỉ định chống chỉ định phụ thuộc vào biện pháp lọc, và từng chất độc riêng. Các kỹ thuật đang áp dụng phổ biến hiện nay là thận nhân tạo ngắt quãng, siêu lọc liên tục (CVVH).
- Thay huyết tương hoặc thay máu: có thể được chỉ định với các chất độc có tỷ lệ gắn protein cao và các biện pháp thải trừ khác không có hiệu quả; thực hiện vào các thời điểm chất độc có nồng độ trong máu cao nhất, chất độc gắn protein nhiều.
- Lọc máu hấp phụ: bằng than hoạt hoặc resin. Chỉ định cho các độc chất có trọng lượng phân tử cao, không đáp ứng với các biện pháp lọc máu khác. Đã được ứng dụng trong lọc máu cho bệnh nhân ngộ độc paraquat với hiệu quả giảm tỷ lệ tử vong từ 70% xuống dưới 50%.
e. Sử dụng thuốc giải độc.
■ Định nghĩa: Thuốc giải độc (antidote) là các chất có tác dụng đặc hiệu chống lại tác động hoặc hiệu quả độc hại của một chất độc.
■ Cơ chế tác dụng
- Giải độc qua tương tác hóa học
- Giải độc qua tác dụng dược lý.
- Cạnh tranh thể cảm thụ
- Đối kháng tác dụng
- Phục hồi chức năng bình thường
■ Về liều thuốc giải độc:
- Thuốc giải độc phải dùng đúng, đủ liều mới phát huy tác dụng. Hiện mới có ít thuốc giải độc có phác đồ điều trị cụ thể đã được kiểm chứng qua lâm sàng (PAM và atropin trong ngộ độc phospho hữu cơ; N-acetylcystein trong ngộ độc paracetamol; naloxon trong quá liều heroin,…)
- Rất nhiều thuốc giải độc chưa xác định được liều tối ưu. Các liều khuyến cáo thường dựa trên thực nghiệm trên súc vật và trên người bình thường.
- Người bị ngộ độc sẽ đáp ứng khác với người bình thường; và lượng thuốc giải độc phải tương đương (để trung hòa độc chất…) hoặc thậm chí nhiều hơn độc chất (để tranh chấp thể cảm thụ, để đối kháng tác dụng, để phục hồi chức năng…).
- Dùng không đủ thuốc giải độc sẽ không có tác dụng; ngược lại dùng quá liều thuốc giải độc có thể sẽ trở thành tác nhân gây ngộ độc. Vì vậy người bác sĩ điều trị phải quyết định liều lượng cho từng người bệnh và theo dõi chặt phản ứng của người bệnh khi dùng thuốc giải độc
g. Các biện pháp điều trị triệu chứng, hồi sức toàn diện: gan, thận, huyết học, nước điện giải…. Giáo dục phòng chống ngộ độc tái diễn trước khi ra viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Đính và cộng sự (2002), “Các nguyên tắc xử trí ngộ độc cấp”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, Tr. 348-356, NXB Y Học, Hà Nội.
2. Lewis S. Nelson (2011), “Principle of managing the acutely poisoned or overdosed patient, Goldfrank‟s toxicologic emergencies”, The McGraw- Hill, 9th ed., P.37-44.
3. M. Ellenhorn, D.G. Barceloux (1988), “General approach to the poisoned patient”, Medical Toxicology, 1st edition, Elsevier Science Publishing Company, P.1-102.
4. Richard C. Dart (2004), “Initial Management of the Poisoned Patient”, Medical Toxicology, 3rd edition, Lippincott Williams & Wilkins, P. 21-39.
5. Thomas E. Kearney (2006), “Charcoal, activated”, Poisoning and Drug overdose. 5th edition, Mc Graw Hill-LANGE, electronic version.