Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kỹ thuật mới Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy noãn chưa trưởng thành trong ống nghiệm không kích thích buồng trứng (CAPA-IVM)

Giải
Giải nhì

Vấn đề:

Quy trình điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TT TON) thông thường mất khoảng 15 - 20 ngày, sử dụng từ 13 - 15 mũi thuốc để kích thích buồng trứng (KTBT), nhưng có thể gặp các biến chứng như quá kích buồng trứng (QKBT), huyết khối tĩnh mạch và xoắn buồng trứng. Trong khi đó, nuôi cấy noãn chưa trưởng thành trong ống nghiệm không kích thích buồng trứng (CAPA — IVM) mang lại một số ưu điểm:

  • Triệt tiêu nguy cơ QKBT, thuyên tắc mạch cho nhóm bệnh nhân (BN) có nhiều nang noãn, hội chứng buồng trứng đa nang, BN có yếu tố nguy cơ thuyên tắc mạch.
  • Rút ngắn quy trình điều trị (khoảng 8 ngày), phù hợp với BN mắc ung thư không thế sử dụng thuốc KTBT hoặc không thể trì hoãn điều trị.
  • Giảm được hơn 1/3 chi phí điều trị, do không dùng thuốc KTBT, chi phí bảo quản thuốc và chi phí tiêm thuốc.
  • Thêm phương án lựa chọn cho người vợ có dị ứng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc KTBT.

Mục tiêu:

  • Ứng dụng kỹ thuật CAPA-IVM trong điều trị hiếm muộn tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Phú Nhuận - Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận.

Kết luận:

  • Trong hơn 6 năm qua, kể từ thời điểm triển khai nghiên cứu, IVFMD Phú Nhuận cùng nhóm nghiên cứu ở Bỉ (Free University of Brussels) vẫn không ngừng phát triển kỹ thuật CAPA-IVM — thụ tinh trong ống nghiệm không kích thích buồng trúng với mong muốn tiếp tục cải thiện tỉ lệ thành công trong điều trị cho bệnh nhân. CAPA-IVM không những đã mở ra một kỷ nguyên mới của lĩnh vực TTTON, mà còn giúp Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu về kỹ thuật này trong chuyên khoa sâu Hỗ trợ sinh sản.