Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Quy trình sinh thiết móng

1. ĐẠI CƯƠNG

Sinh thiết móng là phẫu thuật lấy một phần bản móng và tổ chức phần mềm dưới móng để làm xét nghiệm mô bệnh học

2. CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật được chỉ định với các bệnh như: u tổ chức dưới móng (u cuộn mạch dưới móng, u hắc tố…) hoặc biến đổi màu sắc móng có nghi ngờ ung thư.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp có rối loạn đông máu, chỉ số miễn dịch thấp (CD4 ≤ 200), huyết áp không ổn định

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện

Bác sĩ: 2 người (1 mổ chính, 1 phụ)

4.2. Trang thiết bị

Phòng mổ: Diện tích (>12m2), kín đáo, được tiệt trùng (tia cực tím…) ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-24oC, độ ẩm: 60-70%
Thiết bị phòng mổ: bàn mổ, đèn mổ, bàn dụng cụ, Monitor theo dõi, dao điện,...
Bộ dụng cụ vô khuẩn gồm:

Dây ga-rô: 01 cái (thường cắt găng chỗ ngón tay để làm ga-rô gốc ngón).

Dao số 11: 01 cái

Cán dao số 3: 01 cái

Kẹp phẫu tích Kelly: 01 cái

Kẹp phẫu tích có mấu: 01 cái

Kéo cong: 01 cái 

Kéo thẳng: 01 cái 

Kìm kẹp kim: 01 cái

Áo giấy phẫu thuật: 04 cái

Mũ phẫu thuật: 04 cái

Khẩu trang phẫu thuật: 04 cái

Găng phẫu thuật: 05 đôi 

Gạc phẫu thuật: 20 miếng 

Băng dính lụa: 0.5 m

Kim tê nha: 01 cái

Thuốc tê Xylocain 1%: 03 ống

Mỡ kháng sinh: 01 tube 

Chỉ Vicryl 5.0: 01 sợi 

Chỉ Nilon 4.0: 01 sợi

4.3. Người bệnh

Tư vấn và giải thích người bệnh:

Tình trạng bệnh.

Sự cần thiết điều trị. 

Các bước thực hiện. 

Hiệu quả điều trị.

Thời gian khỏi.

Biến chứng có thể có.

Chi phí

Kiểm tra:
Tiền sử dị ứng của người bệnh (đặc biệt với thuốc tê như xylocain). 
Các bệnh rối loạn đông máu.
Sử dụng thuốc chống đông.
Bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.
Tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.
Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

4.4. Hồ sơ bệnh án

Kiểm tra chỉ định của bác sĩ;
Các thuốc đã dung;
Kiểm tra tình trạng máu chảy máu đông

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Nơi thực hiện thủ thuật

Phòng mổ

5.2. Chuẩn bị người bệnh

Tư thế người bệnh nằm ngửa
Bộc lộ ngón tay hoặc ngón chân tiến hành phẫu thuật.

5.3. Người thực hiện

Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

5.4. Tiến hành thủ thuật

- Sát khuẩn da vùng ngón tay hoặc ngón chân và vùng xung quanh tiến hành phẫu thuật.
- Trải xăng vô khuẩn chỉ để lộ phẫu trường.
- Gây tê tại chỗ vùng thương tổn hoặc gây tê gốc ngón bằng lidocain.
- Ga rô gốc ngón
- Tiến hành thủ thuật:
+ Rạch da quanh thương tổn và rạch da mép móng, bóc tách và cắt bỏ một phần móng tổn thương, nền móng và mềm móng. Hoặc cách phẫu thuật sinh thiết móng đục lỗ:dùng lưỡi dao 11 cắt bỏ móng đục lỗ hình tứ gác ngay vị trí tổn thương, lấy tổ chức móng và phần mô mềm nền móng.
+ Bỏ garo
+ Gửi tổ chức bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh.
+ Rửa vết thương bằng oxy già và sát trùng lại bằng povidin10%
+ Cầm máu kĩ bằng khâu phục hồi giải phẫu bằng chi nilon 4.0
+ Băng ép bằng gạc pividin10% và cắt bỏ ga rô

6. THEO DÕI

- Để người bệnh nằm tại chỗ 10 - 20 phút gác cao chân.
- Cho người bệnh về nếu không có dấu hiệu chảy máu, đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn.
- Thay băng hàng ngày.
- Cắt chỉ sau 7-14 ngày.

7. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

- Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.
- Choáng phản vệ:
+ Cho người bệnh nằm đầu thấp, chân
+ Cởi bỏ quần áo chật.
+ Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tri giác, ngậm kẹo.
+ Cho người bệnh uống nước đường pha loãng.
+ Nặng: Tiêm dưới da adrenalin 1ml tiếp tục cho tới khi huyết áp trở lại bình thường. Nếu ngừng tim: adrenalin tiêm vào tĩnh mạch, xoa bóp tim, hoặc sốc điện, thở oxy.