Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Trào ngược dạ dày thực quản

1. ĐỊNH NGHĨA

Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. 
Trong một tờ báo xuất bản năm 1935 Asher Winkeltein lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “viêm thực quản pepsin” Bài báo mô tả triệu chứng lâm sàng của một vài bệnh nhân mà nguyên nhân được cho là viêm thực quản thứ phát do trào ngược acid dịch vị HCl và pepsin.

2. CÁC THUẬT NGỮ TRÀO NGƯỢC

- Gastro Esophageal Reflux Disease (GERD) (trào ngược thực quản - dạ dày): biểu hiện nóng rát vùng sau xương ức.
- Laryngo Pharyngeal Reflux (LPR) (tạm dịch: trào ngược họng - thanh quản): 
+ LPR hiện diện ở 4-10% bệnh nhân đến phòng khám tai mũi họng (Koufman, 1991).
+ LPR hiện diện ở 55% bệnh nhân khàn tiếng (Koufman, 2000).
- Supra Esophageal Reflux Disease (SERD) (tạm dịch: trào ngược thực quản lan lên trên) tất cả triệu chứng LPR + viêm mũi xoang và hen.
Phân biệt GERD và LPR:
- GERD gồm rối loạn chức năng cơ khít thực quản dưới.
- LPR gồm rối loạn chức năng cơ thực quản trên và dưới.

3. CÁC BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG LIÊN QUAN ĐẾN TRÀO NGƯỢC

- Viêm thanh quản sau: phù nề, sưng đỏ, phì đại biểu mô thanh môn sau.
- Hạt, polyp, loét hoặc granuloma dây thanh.
- Thoái hóa dạng polyp của dây thanh (phù Reinke).
- Hẹp hạ thanh môn hoặc khí quản.
- Carcinoma thanh quản hoặc vùng hầu.
- Viêm họng và phù nề họng.
- Túi thừa Zenker.
- Mềm sụn khí quản.
- Viêm xoang.
- Mài mòn răng và mảng bám răng.

4. TRIỆU CHỨNG, LÂM SÀNG

- Triệu chứng của GERD:
+ Ợ nóng: cảm giác nóng lan lên dọc sau xương ức, hạ họng hoặc mang tai.
+ Trớ: là sự ứa ngược dịch trong thực quản lên miệng.
- Triệu chứng của LPR theo Cumming (2003)
+ Khàn giọng                                                    71%

+ Ho mạn tính                                                   51%

+ Cảm giác tắc nghẽn vùng hầu                         47%

+ Ợ nóng/trớ                                                     43%

+ Khạc đàm mạn tính                                        42%

+ Khó nuốt                                                        35%

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC RIS = REFLUX INDEX SCALE
Theo Peter Belafsky, Koufman tại hội nghị SAN DIEGO

Trong 1 tháng nay, có những triệu chứng nào dưới đây và mức độ ra sao?

0 = Không có triệu chứng

5 = Triệu chứng trầm trọng

1. Khàn tiếng hoặc rối loạn giọng nói

0

1

2

3

4

5

2. Tằng hắng - khịt khạc

0

1

2

3

4

5

3. Họng nhiều đờm hoặc đờm chảy sau họng

0

1

2

3

4

5

4. Khó nuốt thức ăn, nước, thuốc

0

1

2

3

4

5

5. Ho sau khi ăn hoặc sau khi nằm xuống

0

1

2

3

4

5

6. Khó thở hoặc cơn ngộp thở

0

1

2

3

4

5

7. Ho gây khó chịu, bực dọc

0

1

2

3

4

5

8. Cảm giác vướng, như vật lạ ở họng

0

1

2

3

4

5

9. Nóng thượng vị, đau ngực, khó tiêu, ợ hơi

0

1

2

3

4

5

< 5 điểm: (-) GERD

5 - 10 điểm: (±) GERD

> 10 điểm: >95% khả năng là GERD

SỰ KHÁC BIỆT ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH NHÂN TIÊU HÓA VÀ BỆNH NHÂN TAI MŨI HỌNG (Koufman, 1991)

 

Tiêu hóa

Tai mũi họng

Triệu chứng

 

 

Ợ nóng và/hoặc trớ

Không

Khàn giọng, khó nuốt, nghẹn, khạc đàm, ho …

Không

Nội soi

 

 

Viêm thực quản/nội soi

Không

Viêm thanh quản

Không

5. XÉT NGHIỆM CÂN LÂM SÀNG

 

Tiêu hóa

Tai mũi họng

Các xét nghiệm chẩn đoán

 

 

Phim chụp XQ thực quản bất thường

Đôi khi

Theo dõi pH thực quản

Theo dõi pH hầu

Không

Kiểu trào ngược

 

 

Nằm (đêm)

Đôi khi

Đứng (thức)

Đôi khi

6. ĐIỀU TRỊ

6.1. Thuốc trung hòa acid

- Có tác dụng trung hòa acid dịch vị. Thường dùng là: các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như alusi, maalox, gastropulgit..
- Được đánh giá không hiệu quả nhiều với LPR.

6.2. Thuốc kháng thụ thể H2

- Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid (Tagamet, Ranitidine, Zantac..).
- Không hiệu quả cho LPR.

6.3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

- Ngăn tiết acid tốt nhất: omeprazole, rabeprazole, esoprazole, pantoprazole...
- Chọn lựa cho LPR.

6.4. Điều trị qui ước khi nghi ngờ LPR

Thay đổi chế độ ăn:
- Không ăn hoặc uống trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
- Tránh ăn quá nhiều hoặc nằm sau khi ăn.
- Tránh thức ăn chiên và quá nhiều mỡ.
- Tránh trà, cà phê, chocolate, bạc hà và soda (vì những loại này làm tăng trào ngược).
- Tránh mọi chất có chứa caffein.
- Tránh rượu, đặc biệt là buổi tối.
- Tránh gia vị, các chế phẩm từ cà chua.
Thay đổi lối sống:
- Đầu giường cao 10 - 15 cm.
- Tránh mặc đồ quá chật.
- Ngừng hút thuốc lá.