Giải
Giải nhì
Vấn đề:
- Tỷ lệ bệnh suy tim ở khu vực Đông Nam Á cao hơn đáng kể so với phần còn lại của thế giới (4.5 - 6.7% so với 0.5 - 2%).
- Tại bệnh viện chuyên khoa tim mạch của Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân suy tim chiếm 15% số ca nhập viện, với tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện lên tới 7%.
- Việc quản lý điều trị bệnh nhân suy tim tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn: Thiếu các chương trình sàng lọc bệnh suy tim, thiếu chương trình theo dõi sau khi xuất viện, thiếu các dữ liệu kết quả điều trị bệnh suy tim, thiếu dữ liệu theo dõi sự tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị trong nước và quốc tế.
Mục tiêu:
Bệnh viện Vinmec áp dụng bộ tiêu chuẩn ACC trong quản lý Suy tim để nâng cao chất lượng điều trị như sau:
- Số ngày nằm viện trung bình giảm xuống <4 ngày.
- Không có người bệnh tái nhập viện vì suy tim trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện.
- Giảm tỷ lệ biến chứng suy giảm chức năng thận trong thời gian điều trị nội trú và cải thiện kết quả chất lượng điều trị do bệnh nhân đánh giá (Patient-reported outcome measures - PROM).
- Giảm chi phí điều trị suy tim nội trú.
Kết luận:
- Chương trình Quản lý bệnh suy tim của Hệ thống Y tế Vinmec theo bộ tiêu chuẩn uy tín của Trưởng môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) đã giúp nâng cao chất lượng điều trị chăm sóc bệnh suy tim.
- Các kết quả thu được đã giúp VMTC và VMCP đã trở thành bệnh viện đầu tiên ở châu Á đạt chứng chỉ ACC về Quản lý Suy tim và Trung tâm Tim mạch của 2 bệnh viện được công nhận là Trung tâm Xuất sắc về Tim mạch đầu tiên tại châu Á do ACC chứng nhận vào tháng 11/2022.
- Chúng tôi tin tưởng rằng với các kết quả khả quan này, Các bệnh viện khác ở Việt Nam cũng có thể học tập và áp dụng bộ tiêu chuẩn ACC để nâng cao chất lượng điều trị chăm sóc cho bệnh nhân suy tim nói riêng và bệnh nhân tim mạch nóI chung.