Một trong những yếu tố tạo nên thành công của một thiết kế đó là tỷ lệ vàng. Trong tự nhiên, nó xuất hiện dày đặc và được ứng dụng vô cùng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực thiết kế khác nhau. Với nhiều công năng ưu tú, ứng dụng thần thánh, mang lại sự cân đối và tính thẩm mỹ cho tác phẩm thì tỷ lệ vàng ngày càng có mật độ sử dụng nhiều trong cuộc sống. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào để tìm hiểu về tỷ lệ vàng nổi tiếng này nhé!
Tỷ lệ vàng trong thiết kế là gì?
Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) là tỉ lệ chi phối hầu hết các tác phẩm nghệ thuật và thiết kế đồ hoạ nổi tiếng trên thế giới. Tỷ lệ vàng còn được biết dưới nhiều cái tên khác như Tỉ lệ thần thánh, tiết diện vàng, ký tự Phi (φ) trong bảng chữ cái Hy lạp, giá trị trung bình… Tỉ lệ này chỉ tồn tại khi lấy 1 đường thẳng chia làm 2 đoạn thẳng – đoạn thẳng dài hơn (a) chia đoạn nhỏ hơn (b) sẽ bằng tổng chiều dài 2 đoạn (a+b) chia cho a, kết quả sẽ được con số xấp xỉ 1.618.
Cách tính tỉ lệ vàng: chia 1 đoạn thẳng AB thành 2 phần, trong đó đoạn A dài hơn đoạn B, sau đó lấy tổng A+B chia cho A, nếu kết quả bằng 1.618 thì đó là tỉ lệ vàng.
Công thức tổng quát:
A/B = (A+B)/A = 1.618… = φ
Trên thực tế, thiết kế tỉ lệ vàng là hướng đến tính thẩm mĩ, sáng tạo và nâng tầm cái đẹp thông qua sự cân đối, hài hòa. Nói một cách đơn giản, tỉ lệ vàng chính là nhân tố đóng vai trò chủ chốt, đại diện cho tính nghệ thuật nhằm tạo sự thu hút, lôi cuốn đến kì lạ.
Theo nhìn nhận, bộ não của con người được lập trình để tiếp nhận và bị cuốn hút bởi những vật thể, những hình ảnh có sử dụng tỉ lệ vàng. Bởi vậy, khi được áp dụng vào các thiết kế trong đời sống thì tác phẩm hay không gian có tỉ lệ vàng sẽ khiến cho người xem cảm thấy hài lòng, yêu thích.
Hình học trực quan của tỷ lệ vàng
Hình chữ nhật tỉ lệ vàng
Đây là hình học vàng đầu tiên và đơn giản nhất. Hình chữ nhật tỉ lệ vàng là các hình chữ nhật có cạnh dài chia cạnh ngắn bằng φ. Có một sự liên hệ bản chất tự nhiên nào đó, các bố cục được trình bày trong các hình chữ nhật tỉ lệ vàng làm cho người xem có cảm giác thoải mái, hài lòng hơn và cảm nhận được bố cục hợp lý, đẹp hơn.
Hình xoắn ốc tỉ lệ vàng
Cũng tương tự như hình chữ nhật vàng, hình xoắn ốc hay còn gọi là đường xoắn ốc Fibonacci. Khi đường xoắn ốc Logarit tiếp xúc trong với các cạnh của một chuỗi các hình chữ nhật vàng thì nó được gọi là Đường xoắn ốc vàng. Các đường chéo của các hình chữ nhật vàng lại cắt hai vòng xoắn liên tiếp của đường xoắn ốc này theo tỉ lệ vàng.
Hình tam giác tỉ lệ vàng
Tam giác vàng có tỉ lệ phức tạp hơn nhưng lại giúp ích rất nhiều cho các thiết kế sử dụng hình dạng đường chéo và không gian trực quan. Đây là một tỉ lệ được nhiều người lựa chọn sử dụng và muốn áp dụng kiểu tỉ lệ tam giác vàng thì người thiết kế cần sử dụng những đường chéo phân chia không gian thành hình tam giác.
Phi Grid tỉ lệ vàng
Phi Grid là một tỉ lệ quen thuộc với mọi người. Người ta thường hay nhắc đến tỉ lệ 1:3 khi chụp ảnh, và đây chính là Phi Grid. Khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh đời mới thì thường có sẵn tỉ lệ này trong ứng dụng máy ảnh. Còn trong kiến trúc hay logo thì cũng nhiều người lựa chọn kiểu tỷ lệ này để sáng tạo nên các sản phẩm ấn tượng, hài hòa.
Vai trò của tỉ lệ vàng trong thiết kế
Ngay từ khi phát hiện ra tỉ lệ vàng, nó đã được lan truyền nhanh chóng và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Không thể phủ nhận vai trò của nó, đây là một tỉ lệ mang lại sự cân đối, hài hòa và có sức hút, tăng tính thẩm mĩ cho sự vật hay không gian.
Trong thiết kế các công trình kiến trúc, ứng dụng tỉ lệ vàng là vô cùng cần thiết để tạo nên những tác phẩm tuyệt mĩ.
Trong thiết kế nhà ở và lĩnh vực xây dựng hiện đại thì tỉ lệ vàng luôn được áp dụng một cách khéo léo để mang lại những giá trị thẩm mĩ và nghệ thuật to lớn. Những không gian được áp dụng tỉ lệ vàng luôn tạo được sự vừa vặn, cân đối để tạo nên sự bắt mắt, hài hòa.
Trong thiết kế nội thất cũng vậy, tỉ lệ vàng đóng vai trò to lớn khi nó tạo nên sự cân bằng trong việc lựa chọn nội thất và phân chia không gian. Trong kiến trúc áp dụng tỷ lệ vàng chuẩn sẽ xác định các mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của tòa nhà, các chi tiết như mái hiên, các cột, sân, bậc thang, … Tất cả nhằm tạo nên một ngôi nhà, hài hoà, cân xứng nhất.
Ứng dụng tuyệt vời của tỷ lệ vàng trong các thiết kế hiện nay
Ứng dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc, xây dựng
Trong các ngành sáng tạo nói chung, tỉ lệ 1:618 được xem là tỉ lệ tiêu chuẩn và ứng dụng rất phổ biến. Và đây cũng là một tỉ lệ được chuyên gia đánh giá là có tính thẩm mĩ tuyệt đối nên cũng được áp dụng nhiều trong kiến trúc, xây dựng.
Tỉ lệ vàng thường xuyên xuất hiện trong phân chia bố cục không gian để tạo nên độ hài hòa, cân đối ngay từ những bước đầu thiết kế. Các kiến trúc sư sẽ chia căn phòng thành hai phần: phần lớn chiếm 2/3 diện tích và phần còn lại nhỏ hơn. Trong đó, phần lớn sẽ chịu trách nhiệm chứa đồ nội thất chính của căn phòng, làm nổi bật không gian. Còn phần nhỏ sẽ là phần thứ cấp, đảm nhiệm mục đích sử dụng thứ yếu như khu vực chỗ ngồi hay kho lưu trữ, thay thế.
Hơn nữa, tỉ lệ vàng trong kiến trúc, xây dựng sẽ giúp bạn phối màu cho căn phòng, không gian một cách dễ dàng hơn.
Ứng dụng tỉ lệ vàng trong trang trí nội thất
Trong thiết kế nội thất, tỉ lệ vàng đóng vai trò quan trọng nhằm tạo nên sự hài hòa và cân bằng các vẻ đẹp tiềm ẩn trong không gian. Với không gian nhà ở hay văn phòng, nội thất thường được bố trí theo tỉ lệ hình chữ nhật vàng để phù hợp với khối trang trí nhất định. Tỷ lệ này có thể ứng dụng trong chế tạo các đồ nội thất trong căn phòng, bài trí tương quan tỷ lệ cao thấp, ngắn dài. Phân chi khu vực trang trí, để đồ nội thất trong phòng …
Ngoài ra, tỉ lệ vàng trong nội thất còn được thể hiện với các khối hình vuông có chiều dài, rộng phù hợp, tạp nên sự ấn tượng, cuốn hút cho các món đồ và không gian phòng.
Tuy nhiên, khi sử dụng tỉ lệ vàng cho nội thất thì bạn vẫn có thể linh hoạt áp dụng và không cần đến độ chính xác tuyệt đối. Có thể những con số gần đúng sẽ khiến không gian của bạn bớt cứng nhắc và trở nên sinh động, hoàn hảo hơn.
Ứng dụng tỉ lệ vàng trong thiết kế cảnh quan
Thông thường, khi thiết kế cảnh quan thì người ta hay sử dụng nguyên tắc tam giác vàng để tạo nên bối cảnh hài hòa. Khi phát triển theo bố cục tam giác, các vật thể nên được sắp xếp theo đúng quy chuẩn để tạo nên một tổng thể bắt mắt, cuốn hút.
Nên có một điểm chi phối và các điểm còn lại là thành phần nhấn mạnh. Ví dụ, một cái cây lớn sẽ là trung tâm của cục bộ và nắm vị trí chủ đạo, còn các cây nhỏ hoặc đá nổi trội sẽ được sắp xếp xung quanh cây lớn tạo thành các điểm của hình tam giác. Các cây cũng nên có kích thước lớn, nhỏ khác nhau để làm rõ điểm nhấn và điểm phụ, tạo nên một bức tranh cảnh quan tự nhiên, đẹp mắt.
Ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế logo, kiểu dáng công nghiệp
Chúng ta có thể bắt gặp nhiều logo từ các thương hiệu nổi tiếng, các đồ vật có tỉ lệ vàng trong chính cuộc sống hằng ngày.
Không còn quá lạ lẫm, quy tắc tỉ lệ vàng đã được sử dụng rộng rãi không chỉ trong thiết kế logo mà trong các sản phẩm bao bì, các đồ gia dụng, điện tử từ thủ công là bình gốm cho đến sản phẩm hiện đại như ô tô cũng được áp dụng.
Ứng dụng tỷ lệ vàng trong hội họa
Theo nhìn nhận thực tế, hiện nay đã có rất nhiều bức tranh nổi tiếng có sử dụng tỉ lệ vàng. Điển hình như các tác phẩm: Kim tự tháp Giza tới đền Parthenon ở Hi Lạp; từ bức tranh The Creation of Adam của Michelangelo trên trần nhà nguyện Sistine đến bức hoạ Mona Lisa của Da Vinci. Ngay cả cơ thể và khuôn mặt của chúng ta cũng tuân theo một tỉ lệ toán học nhất định.
Nguồn bài viêt: https://govi.vn/tim-hieu-ve-ty-le-vang-trong-thiet-ke-noi-that-van-phong/
- Thêm trang cùng cấp
- Đăng nhập để gửi ý kiến