Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "CLBV Members" các nội dung bạn quan tâm.

Quyết định số 3558/QĐ-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2024 về việc ban hành Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hóa

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 3558/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN "HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO CÁC BỆNH LÝ HỆ TIÊU HOÁ"

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Cần cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 28/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban Soạn thảo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hoá;
Căn cứ Quyết định số 2317/QĐ-BYT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hóa;
Căn cứ Biên bản của Hội đồng thâm định tài liệu Hướng dẫn chế độ dinh
dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn
chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hoá".
Điều 2. Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý
hệ tiêu hóa" được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điêu 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chanh Thanh tra Bộ, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; Website Cục KCB;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG 
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

DANH SÁCH BAN SOẠN THẢO

Chỉ đạo biên soạn:
- GS TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
- PGS TS. Nguyễn Trường Sơn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
1. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Nguyên Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (QLKCB) - Trưởng ban;
2. TS.BS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Trưởng ban;
3. TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy - Phó Trưởng Ban;
4. TS.BS Chu Thị Tuyết, Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Hữu Nghị - Phó Trưởng ban;
5. GS.TS. Đào Văn Long, Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam - Ủy viên;
6. TS.BS. Nguyễn Tấn Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng - Ủy viên;
7. TS.BS. Vũ Trường Khanh, Nguyên Giám đốc TT Tiêu hóa BV Bạch Mai - Ủy viên;
8. PGS.TS. Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Dược TP
HCM - Ủy viên;
9. PGS.TS. Hoàng Thị Lâm, Trưởng khoa Miễn Dịch, Dị ứng lâm sàng, Bệnh viện E - Ủy viên;
10. TS.BS. Phạm Thị Lan Anh, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng - Thực phẩm, Đại học Y dược TPHCM - Ủy viên;
11. TS.BS. Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương - Ủy viên;
12. TS.BS. Đỗ Tất Thành, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Việt Đức - Ủy viên;
13. ThS.BS. Lê Quan Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy - BV Đại học Y Dược TP HCM - Ủy viên;
14. TS.BS. Lâm Việt Trung, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - BV Chợ Rẫy - Ủy viên;
15. ThS. Nguyễn Đình Phú, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Ủy viên;
16. TS.BS. Nguyễn Thị Thùy Linh, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Ủy viên;
17. ThS. Hà Thị Kim Phượng, Trưởng phòng Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, KSNK, Cục QLKCB - Thư ký;
18. ThS. Hà Thanh Sơn, CV Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, KSNK, Cục QLKCB - Thư ký;
19 BSCKII. Cao Đức Phương, CV Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra, BVSKCB, Cục QLKCB Thư ký;
20. BSCKI. Đoàn Quang Hiệt, Chuyên viên Phòng Phục hồi chức năng – Giám định, Cục QLKCB Thư ký;
21. ThS. Nguyễn Hồng Nhung, Chuyên viên Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, KSNK, Cục QLKCB - Thư ký

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hoá (bắt đầu từ khoang miệng là nơi nhận thức ăn, tiếp đến là thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng, hậu môn) và các tuyến có chức năng bài tiết men tiêu hoá. Chức năng chính của đường tiêu hóa là tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào và tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể và còn có chức năng thải độc, bài tiết các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Ngoài chức năng tiêu hóa, hệ tiêu hóa được xem như là não bộ thứ hai và hoạt động theo trục não - ruột: Ruột và não có mối liên kết về nội tiết tố, miễn dịch và thần kinh, thông qua hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ruột chi phối chức năng của ruột. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là bệnh lý của cơ quan hệ tiêu hoá là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe hệ tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị suy giảm hoặc mất chức năng sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn cơ thể. Nhận rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng điều trị trong bệnh lý Hệ tiêu hoá, Bộ Y tế ban hành tài liệu “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hóa” để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào tài liệu chuyên môn và điều kiện cụ thể của đơn vị, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Để giúp hoàn thành tài liệu này, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn, biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ và tham gia xây dựng tài liệu “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hóa” và góp ý cho tài liệu. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ghi nhận sự đóng góp lớn của Lãnh đạo, Chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và làm đầu mối xây dựng tài liệu này. Trong quá trình biên soạn, biên tập, in ấn tài liệu, mặc dù Ban Soạn thảo đã hết sức cố gắng nhưng tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót, Bộ Y tế mong nhận được sự góp ý, phản hồi của bạn đọc để những lần tái bản sau bộ tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Các góp ý xin gửi về: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn.

BAN SOẠN THẢO

MỤC LỤC

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN               1. Đại cương                                             
2. Chế độ dinh dưỡng                             
2.1 Nguyên tắc 
2.2 Lựa chọn thực phẩm 
2.3 Một số lưu ý 
3. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1 Nguyên tắc 
3.2 Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3 Dinh dưỡng qua ống thông 
3.4 Dinh dưỡng qua tĩnh mạch 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Một số điểm cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh loét dạ dày-tá tràng 
5.1 Nên ăn 
5.2 Những thức ăn, đồ uống không nên dùng 
5.3 Một số điểm cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh viêm loét
dạ dày - tá tràng 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM THỰC QUẢN, DẠ DÀY RUỘT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Nguyên tắc 
3.2. Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3. Dinh dưỡng qua ống thông 
3.4. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch 
3.5. Một số theo dõi và lưu ý 
4. Chế độ dinh dưỡng 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM GAN 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng cho viêm gan cấp 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Nguyên tắc 
3.2. Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3. Dinh dưỡng qua ống thông 
3.4. Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (DDTM) 
4. Chế độ dinh dưỡng trong viêm gan mạn 
4.1 4.1. Nhu cầu dinh dưỡng 
4.2 4.2. Nguyên tắc 
4.3 4.3. Dinh dưỡng qua đường miệng 
5. Lược đồ dinh dưỡng 
6. Theo dõi 
7. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ SUY GAN CẤP 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Nguyên tắc 
3.2. Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3. Dinh dưỡng qua ống thông (DDOT) 
3.4. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Hoạt chất/cơ chất đặc biệt 
6. Theo dõi 
7. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ XƠ GAN 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1 Nguyên tắc 
3.2 Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3 Dinh dưỡng qua ống thông (DDOT) 
3.4 Dinh dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM) 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Phòng ngừa biến chứng và theo dõi 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM TỤY CẤP 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
2.1 Năng lượng
2.2 Protein (Axít amin) 
2.3 Lipid: 
2.4 Vi chất dinh dưỡng 
2.5 Dịch- điện giải 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Nguyên tắc: 
3.2. Dinh dưỡng qua miệng: 
3.3. Dinh dưỡng qua ống thông: 
3.4. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM): 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Hoạt chất/cơ chất đặc biệt 
6. Theo dõi 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ THIẾU MEN TỤY NGOẠI TIẾT 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1 Nguyên tắc 
3.2 Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3 Dinh dưỡng qua ống thông 
3.4 Dinh dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM) 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Hoạt chất/cơ chất đặc biệt 
6. Phòng ngừa biến chứng và theo dõi 
6.1 Phòng ngừa Hội chứng nuôi ăn lại 
6.2 Phòng ngừa biến chứng liên quan dinh dưỡng qua ống thông và tĩnh mạch. 
6.3 Theo dõi và điều trị phù hợp: 
6.4 Đánh giá kết quả điều trị: 
7. Thực đơn cơm cho bệnh TMT 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM RUỘT 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Nguyên tắc 
3.2. Dinh dưỡng cho thể hoạt động 
3.3. Dinh dưỡng cho giai đoạn lui bệnh
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Hoạt chất/cơ chất đặc biệt 
6. Theo dõi dinh dưỡng 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ HỘI CHỨNG RUỘT MẤT ĐẠM 
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Nguyên tắc 
3.2. Dinh dưỡng qua đường miệng 
3.3. Dinh dưỡng qua ống thông 
3.4. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM) 
3.5. Cơ chất dinh dưỡng 
3.6. Phòng ngừa và theo dõi biến chứng 
4. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
1. Đại cương 
2. Nhu cầu dinh dưỡng 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1 Nguyên tắc 
3.2 Dinh dưỡng qua tiêu hoá 
4. Theo dõi dinh dưỡng 
5. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH XƠ GAN Ở TRẺ EM 
1. Đại cương 
2. Chế độ dinh dưỡng 
2.1. Mục tiêu 
2.2. Nguyên tắc 
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng 
2.4. Hỗ trợ dinh dưỡng 
3. Lược đồ dinh dưỡng 
4. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM THIẾU MEN TỤY NGOẠI TIẾT 
1. Đại cương 
2. Điều trị 
2.1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị 
2.2. Điều trị cụ thể 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Mục tiêu 
3.2. Nguyên tắc 
3.3. Dinh dưỡng cụ thể 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Thực đơn mẫu 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH CROHN Ở TRẺ EM 
1. Đại cương 
2. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhi bệnh crohn 
2.1. Suy giảm khối nạc và bệnh Crohn 
2.2. Cơ chế suy dinh dưỡng ở bệnh nhi bệnh Crohn 
3. Chế độ dinh dưỡng 
3.1. Chế độ dinh dưỡng chuyên biệt qua đường tiêu hóa (Exclusive Enteral Nutrition - EEN) 
3.2. Chế độ dinh dưỡng một phần qua đường tiêu hoá (Partial Enteral Nutrition - PEN) 
3.3. Chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh Crohn (Crohn’s Disease Exclusion Diet -CDED) Chế độ DD để điều trị bệnh Crohn (Crohn Disease Treatment-with-Eating Diet - CD-TREAT) 
3.4. Các can thiệp dinh dưỡng khác 
4. Lược đồ dinh dưỡng 
5. Thực đơn mẫu 

DANH MỤC VIẾT TẮT